Bài viết là lời chia sẻ của một người phụ nữ lớn tuổi đăng trên Toutiao - MXH ở Trung Quốc.
Tôi tên là Zhao Juan, trước khi nghỉ hưu, tôi làm việc trong một cơ quan nhà nước. Công việc thường ngày của tôi khá đơn giản, dễ dàng. Tôi chỉ cần sắp xếp dữ liệu cho các đơn vị nhỏ hơn. Mỗi tháng, thu nhập của tôi là 5000 NDT (khoảng 16,4 triệu đồng). Số tiền không quá nhiều nhưng đủ để tôi có cuộc sống thoải mái, vui vẻ.
Vợ chồng bà Zhao Juan.
Vợ chồng tôi sống cùng con trai và con dâu. Các con tôi cũng làm việc trong cơ quan nhà nước, lương không cao nhưng chế độ đãi ngộ tốt. Sau khi con trai tôi tốt nghiệp đại học vốn định đi làm tại công ty tư nhân nhưng vợ chồng tôi ngăn cản vì mong con làm công việc ổn định, không gặp nhiều biến chuyển, môi trường cạnh tranh không cao.
Nghe lời cha mẹ, con trai tôi thi đỗ, trở thành nhân viên Cục Thuế của thành phố. Khi công việc ổn định, con tôi lấy vợ là giáo viên. Cuộc sống gia đình tôi khá hòa thuận, ấm êm. Vợ chồng tôi trích một khoản nhỏ lương hưu hàng tháng để hỗ trợ con nuôi cháu. Chúng tôi cũng quyết định bán căn nhà cũ để mua ngôi nhà lớn hơn, có thêm phòng ngủ. Ngoài ra, tôi còn cho con tiền mua chiếc ô tô trị giá hơn 100.000 NDT (khoảng 329 triệu đồng).
Vì có sở thích đi du lịch nên tôi quyết định tự lái xe chu du khắp nơi. Chồng tôi ủng hộ việc này, còn các con thì không. Các con sợ tôi sẽ không an toàn khi lái xe trên đường. Nhưng thực ra, tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm lái xe, dù ít cầm lái nhưng tôi tự tin vào kỹ năng của mình. Tôi bắt đầu lên lộ trình đi du lịch và thực hiện sau đó.
Để trấn an gia đình, tôi phải gọi video cho chồng và các con mỗi ngày. Tôi đi tới 100 địa điểm khác nhau trên khắp đất nước, thưởng ngoạn vô số cảnh đẹp, thử nhiều món ăn ngon, được mở mang tầm nhìn.
Bà Zhao Juan quyết định lái ô tô đi du lịch một mình sau khi về hưu.
Trong chuyến du lịch ấy, tôi gặp một bà cụ 90 tuổi. Bà có 3 người con, gồm 2 con trai và 1 con gái, chồng bà đã qua đời từ lâu. Hiện bà đang sống một mình trong căn nhà dột nát. Các con cháu của bà đã lên thành phố sống, để lại bà côi cút một mình, chẳng có người bầu bạn.
Tôi hỏi bà cụ sao không lên thành phố cùng con cháu, bà bảo các con đều coi bà là gánh nặng, không muốn phụng dưỡng. Nghe bà nói mà tôi nhói lòng, chợt lóe lên một câu hỏi: Vậy sinh con để làm gì khi cuối đời không được nương nhờ?
Tôi quyết định ở nhà bà cụ một đêm để trò chuyện. Bà rất tốt bụng, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ về chuyện chồng bà đã hy sinh trên chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ, bỏ lại bà cùng 3 người con. Một mình bà phải tảo tần sớm khuya nuôi con, cho đến khi các con trưởng thành lại lần lượt xa rời bà. Nghe bà cụ kể, tôi không cầm được nước mắt, quyết định rút 1000 NDT biếu bà và sáng hôm sau mua tặng bà một ít đồ ăn.
Sau khi rời khỏi nhà bà cụ cũng là lúc tôi kết thúc chuyến đi kéo dài gần 1 năm, lái hơn 100.000km, tiêu hết 150.000 NDT (khoảng 494 triệu đồng). Nhờ chuyến đi, tôi đã chiêm nghiệm ra nhiều điều, đặc biệt là về câu chuyện của bà cụ 90 tuổi.
Tôi chợt nghĩ, nếu bà cụ có lương hưu, chắc chắc các con sẽ tranh nhau nuôi bà. Không biết tôi có đủ sức khỏe để sống được đến tuổi của bà cụ không, hiện tại tôi có lương là 3000 NDT/tháng (khoảng 9,8 triệu đồng). Nếu không có lương hưu, tôi thực sự không thể tưởng tượng cuộc sống sau này sẽ diễn ra thế nào.
Chuyến đi đã cho tôi một nhận thức mới về hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là sống lâu mà là có điều gì đó, có ai đó để nương tựa khi về già. Và để đạt được điều đó, nhất định mỗi người cần có cho mình một khoản tiền tiết kiệm.