Nghị định 20 của Chính phủ: 'Điểm huyệt' các doanh nghiệp FDI có ý định chuyển giá, trốn thuế

Hà Giang |

Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có hiệu lực từ 1/5/2017, được đánh giá đã 'điểm trúng huyệt' các doanh nghiệp FDI liên tục mở rộng kinh doanh nhưng báo lỗ triền miên. Đây là “vòng kim cô” chống chuyển giá, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

(Tổ Quốc) - Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có hiệu lực từ 1/5/2017, được đánh giá đã "điểm trúng huyệt" các doanh nghiệp FDI liên tục mở rộng kinh doanh nhưng báo lỗ triền miên. Đây là “vòng kim cô” chống chuyển giá, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

50% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam báo lỗ

Với việc Việt Nam hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hoạt động thương mại trong nội bộ các tập đoàn cũng như các giao dịch tài chính xuyên biên giới giữa các bên liên kết trở nên rất phổ biến.

Đây cũng chính là thách thức lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt trong việc quản lý thuế một cách hiệu quả tại các loại hình doanh nghiệp này.

Hiện có đến 12.000 doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đóng góp khoảng 18% GDP và chiếm một phần lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, nhiều năm qua Nhà nước đã có chính sách ưu đãi về thuế, tài chính….

Nhờ đó, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối doanh nghiệp FDI cũng ngày càng cao, tuy nhiên, việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của một số doanh nghiệp FDI chưa thật sự tương xứng với kỳ vọng.

Hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai, báo lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng phải kể đến hành vi chuyển giá, gây thất thu cho ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng.

Kết quả thanh tra, kiểm tra chỉ tính riêng năm 2013 tại 2.110 doanh nghiệp đã truy thu, truy hoàn và xử phạt hơn 988 tỷ đồng, giảm khấu trừ 136,95 tỷ đồng. Đặc biệt, qua công tác thanh tra thuế đã buộc doanh nghiệp phải giảm lỗ lên tới hơn 4.192 tỷ đồng.

Theo đánh giá của cơ quan thuế, số tiền truy thu chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp FDI (chiếm 40% tổng số thu), tỷ lệ số thu bình quân trên 1 doanh nghiệp là 1,73 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2015, Việt Nam có hơn 20 nghìn dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 281,882 tỷ USD. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp FDI qua các báo cáo lại không cao, phổ biến nhất là tình trạng thua lỗ.

Nghị định 20 của Chính phủ: Điểm huyệt các doanh nghiệp FDI có ý định chuyển giá, trốn thuế - Ảnh 1.

Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam là một ví dụ cho trường hợp chuyển giá, bị truy thu thuế với tổng số tiền 507 tỷ đồng. (Nguồn: Đầu tư)

Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố có đánh giá rất đáng chú ý, trong 3 loại hình doanh nghiệp, khối FDI có tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ cao nhất, với gần 48 doanh nghiệp trong 3 năm (2012 – 2014).

Cũng trong năm 2015, số doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá đã được cơ quan Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra là 4.751 doanh nghiệp, kết quả, các doanh nghiệp này đã giảm số lỗ 10.050 tỷ đồng.

Qua báo cáo của 63 cục thuế, hơn 100 chi cục thuế trên cả nước với kết quả thanh tra tại 870 doanh nghiệp FDI có tới 720 doanh nghiệp vi phạm.

Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2015, ngành Thuế đã kiểm tra và phát hiện 1.600 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá.

Đơn cử trường hợp Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam, sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra kiểm tra khi doanh nghiệp này liên tục báo lỗ.

Sau khi công bố kết quả thanh tra bước đầu, đã điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế với tổng số tiền 507 tỷ đồng.

Trong bối cảnh đó, Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã ra đời và có hiệu lực từ 1/5/2017.

Nghị định này được đánh giá đã "điểm trúng huyệt" các doanh nghiệp FDI liên tục mở rộng kinh doanh nhưng báo lỗ triền miên. Đây là "vòng kim cô", là công cụ hữu hiệu chống chuyển giá, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

"Siết vòng kim cô", doanh nghiệp lập tức tuân thủ

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, ngay từ khi Nghị định 20 ra đời, số lượng doanh nghiệp tự nguyện kê khai giao dịch liên kết đã tăng lên qua các năm. Đến nay, các đơn vị đã có sự chuyển biến, thay đổi rõ rệt về nhận thức, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ trong việc kê khai về đối tượng áp dụng và lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

Tại kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra từ năm 2017 đến nửa đầu năm 2019, toàn ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và truy thu trên 41.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ gần 5.000 tỷ đồng, giảm lỗ 86.000 tỷ đồng.

Đặc biệt công tác thanh tra, kiểm tra xác định lại giá giao dịch liên kết đã phát huy hiệu quả, truy thu trên 1.400 tỷ đồng, giảm lỗ trên 13.700 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế gần 12.000 tỷ đồng.

Thế nhưng vừa đi vào cuộc sống chưa được bao lâu, Nghị định 20 đã vấp phải không ít phản ứng từ phía các doanh nghiệp.

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20 quy định: Tổng chi phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số EBITDA (lợi nhuận thuần trước thuế và lãi). Việc khống chế chi phí lãi vay đối với hoạt động giao dịch liên kết trên thực tế là phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy định này được đưa ra nhằm tránh tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận.

Tuy nhiên, ra đời chưa được bao lâu, Nghị định 20 vướng phải phản ánh của một số doanh nghiệp cho rằng đang gây ra nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn cho các tập đoàn kinh tế tư nhân với mô hình công ty mẹ, công ty con.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại