Giám đốc điều hành của Marmota, ông David Wills cho biết các thử nghiệm tới đây sẽ giúp phát hiện các mỏ vàng ở sâu trong lòng đất dễ hơn so với các phân tích mẫu đất thông thường.
Vào năm 2013, các nhà khoa học tại viện Khoa học Liên bang Úc và tổ chức nghiên cứu công nghiệp CSIRO đã phát hiện ra loại cây bạch đàn ở Australia có khả năng hấp thụ vàng từ dưới lòng đất rồi chuyển chúng tới cành và lá.
''Cụ thể, các rễ cây của loại bạch đàn này rất khỏe, chúng hoạt động như những chiếc máy bơm thủy lực có thể đâm sâu hàng chục mét dưới lòng đất để tìm nguồn nước cho cây. Trong quá trình này, chúng sẽ hấp thụ luôn các tinh thể vàng rồi chuyển chúng lên các bộ phận của cây'', ABC News cho biết.
Giới khoa học Austrilia nhiều năm nay vẫn tiếp tục nghiên cứu vấn đề này nhưng không nhiều người nghĩ tới chuyện khai thác các mỏ vàng bằng cách phân tích lá cây để đánh giá khả năng tồn tại mỏ kim loại quý ở vùng đất mà loài cây này sinh sống. Và Marmota là một trong số đó.
"Chúng tôi hy vọng có thể tìm thấy được nhiều hơn, bởi đôi khi các mẫu đất được mang về phân tích không thể cho ra một cái nhìn toàn bộ về những gì nằm sâu dưới lòng đất. Các mẫu lá sẽ được đưa tới một phòng thí nghiệm chuyên biệt để thử nghiệm", ông David cho biết.