'Nghẹt thở’ trước khung cảnh đẹp đến siêu thực của những lần cực quang xuất hiện

Cersei (atlasobscura, outsideonline) |

Hình ảnh tuyển chọn về hiện tượng tự nhiên này cho thấy lý do tại sao nó đã mê hoặc và truyền cảm hứng cho con người trong hàng thiên niên kỷ.

Trên khắp Bắc Cực, mọi người tôn kính - và đôi khi sợ hãi - những ánh sáng kỳ lạ, dịch chuyển đến mà không báo trước trên bầu trời đêm và không bao giờ xuất hiện hai lần theo cùng một cách.

Những lời giải thích cổ xưa về thứ ánh sáng này rất khác nhau giữa các nền văn hóa Saami, Tlingit, Viking và các nền văn hóa phía bắc khác qua nhiều thế kỷ. Cực quang ngày xưa được mô tả là linh hồn của những phụ nữ chưa bao giờ kết hôn hoặc của những đứa trẻ chết non; như những linh hồn cô đơn, khắc khoải của những người chết vì tự tử hoặc bị sát hại...

Nghẹt thở’ trước khung cảnh đẹp đến siêu thực của những lần cực quang xuất hiện - Ảnh 1.

Bán đảo Stokksnes ở Đông Nam Iceland nổi tiếng với khách du lịch vào ban ngày nhờ hình dáng hùng vĩ, cheo leo của núi Vestrahorn, nhưng ban đêm lại thể hiện một cảnh quan huyền bí hơn với cực quang. (Ảnh: ASIER LÓPEZ CASTRO)

Mãi đến sau này, khoa học đã tìm ra hầu hết các chi tiết về hiện tượng này thực sự là gì. Mặc dù nguồn gốc của cực quang không còn là bí ẩn, nhưng hiện tượng đẹp đến ám ảnh, khó nắm bắt này vẫn mê hoặc bất kỳ ai đủ may mắn nhìn thấy chúng.

Nhờ những nhiếp ảnh gia chuyên săn cực quang, tất cả chúng ta đều có thể chiêm ngưỡng phần nào vẻ đẹp của các "vũ công trên bầu trời" này.

Nghẹt thở’ trước khung cảnh đẹp đến siêu thực của những lần cực quang xuất hiện - Ảnh 2.

Sự kết hợp giữa dải ngân hà và cực quang giống như bức màn tuyệt đẹp lấp đầy bầu trời phía nam ngoài khơi Nugget Point, ở rìa Catlins xa xôi của New Zealand. (Ảnh: DOUGLAS GAI)

Nghẹt thở’ trước khung cảnh đẹp đến siêu thực của những lần cực quang xuất hiện - Ảnh 3.

Góc nhìn toàn cảnh từ một trong những đỉnh núi lởm chởm ở Quần đảo Lofoten mang đến một bức tranh siêu thực, từ dải ngân hà đến một vòng cung cực quang giống như cầu vồng kép, và có cả một ngôi sao băng ở giữa. (Ảnh: GIULIO COBIANCHI)

Cách tốt nhất để bắt được cực quang với tất cả vẻ đẹp rực rỡ của nó là đi đến những nơi tối tăm nhất trên trái đất, vào đúng thời điểm và hy vọng điều tốt đẹp nhất.

Nghẹt thở’ trước khung cảnh đẹp đến siêu thực của những lần cực quang xuất hiện - Ảnh 4.

Ngọn hải đăng Point Betsie "cạnh tranh" vẻ rực rỡ của ánh sáng với "những ngọn đèn" huyền ảo hơn ở phía Bắc. (Ảnh: MARYBETH KICZENSKI)

Nghẹt thở’ trước khung cảnh đẹp đến siêu thực của những lần cực quang xuất hiện - Ảnh 5.

Cực quang hình vòng cung trên dãy núi Tombstone gồ ghề ở lãnh thổ Yukon của Canada.(Ảnh: RACHEL JONESROSS)

Thời gian tốt nhất trong năm để xem bắc cực quang là từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 4, bởi vì đó là những tháng tối nhất trong năm, nhưng du khách cũng có thể bắt gặp cực quang vào giữa mùa hè nếu canh đúng thời điểm. Những lần quan sát tốt nhất sẽ xảy ra trong khung giờ tối nhất của đêm, từ 10h tối đến 2h sáng.

Nghẹt thở’ trước khung cảnh đẹp đến siêu thực của những lần cực quang xuất hiện - Ảnh 6.

Các cực quang khác màu sắc chồng lên nhau và xuất hiện như một vụ nổ pháo hoa rực rỡ ở phía bắc Na Uy. (Ảnh: VINCENT BEUDEZ)

Chọn một vị trí địa lý gần Bắc Cực sẽ giúp bạn tăng cơ hội nhìn thấy cực quang - những nơi ở vĩ độ bắc như Iceland, Canada, Alaska, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển thường là những địa điểm lý tưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo rằng mình ở cách xa bất kỳ nguồn ô nhiễm ánh sáng nào và có bầu trời đêm quang đãng, không có mây, bão hoặc trăng tròn quá sáng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại