Kazuhiro Hasegawa đã từng lái taxi ở Tokyo trong ba năm. Đó là công việc mà anh yêu thích, mặc dù một ca làm lên tới 18h/ngày.
Nhưng gầy đây, anh nói rằng như thế vẫn chưa thể kết thúc ngày làm việc của mình.
"Mức lương 4,5 triệu tới 4,8 triệu yên Nhật (khoảng 1 tỉ VND) mỗi năm từ công việc chính còn lâu mới đủ để trả số tiền thế chấp để cho con anh đi học đại học", anh chia sẻ.
"Tôi chẳng có lựa chọn nào ngoài việc làm hai công việc một lúc, bởi vì thu nhập của tôi rất bấp bênh," Hasegawa năm nay đã 51 tuổi và kiếm được vài chục nghìn yên mỗi tháng từ công việc ghi hình và biên tập nội dung video cho các doanh nghiệp.
"Chẳng có chút thời gian nào để nghỉ ngơi. Tôi tránh việc bị thiếu ngủ, bởi vì nó có thể gây tai nạn khi lái xe taxi."
Kazuhiro Hasegawa đã từng lái taxi ở Tokyo trong ba năm. Đó là công việc mà anh yêu thích, mặc dù một ca làm lên tới 18h/ngày.
Số lượng người lao động đang làm thêm một nghề tay trái như Hasegawa hiện nay đang đạt kỉ lục ở Nhật.
Họ kiếm được thêm một chút tiền khi lương không tăng, khuấy động hi vọng rằng người tiêu dùng sẽ chi thêm tiền nhưng cũng làm tăng nỗi sợ hãi về quá tải công việc trong một xã hội nổi tiếng về việc làm thêm giờ.
Đối mặt với một cuộc khủng hoảng lao động, nhiều công ty chào đón những người lao động bán thời gian. Và chính phủ đã nới lỏng các quy tắc cấm hoặc không khuyến khích nhân viên làm nghề tay trái.
Karoshi là từ để chỉ những người chết vì làm việc quá sức.
Kết quả là một con số kỉ lục khi hơn 7,44 triệu người Nhật làm ít nhất hai công việc trong năm 2018 - hay 11% lực lượng lao động, theo công ty Lancers, một công ty giúp các lao động tự do tìm việc, cho biết.
Chính phủ đã nới lỏng các quy tắc cấm hoặc không khuyến khích nhân viên làm nghề tay trái.
Điều này vẫn là thấp so với các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ, nước đang nắm giữ "nền kinh tế không ràng buộc". Khoảng 20% số người lao động ở Mỹ có nghề tay trái trong năm 2017.
Sự thay đổi ở đây phù hợp với mục tiêu của Thủ tướng Shinzo Abe về việc tạo ra nguồn lực lao động có thể thích ứng với những thay đổi kinh tế và mang lại tự do cá nhân nhiều hơn hơn, mà ông nói sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trên thực tế, những người làm hai nghề nghiệp một lúc đã đóng góp khoảng 7,8 nghìn tỉ yên (1,6 triệu tỉ VND) cho nền kinh tế.
Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó.
Người lao động Nhật phải làm việc nhiều hơn 11% so với số giờ họ làm việc vào năm 1997 để có mức lương tương tự.
Trong khi đó, chi phí để sống ở Tokyo hàng năm trong một căn hộ mức trung bình là khoảng 365 nghìn yên (76 triệu VND), giảm 7% so với năm 1997.
Làm thêm một hai nghề tay trái để kiếm sống thỏa mãn những nỗ lực "cải cách phong cách làm việc" của chính phủ, bao gồm việc đặt ra hạn mức làm thêm giờ để giải quyết các trường hợp karoshi (chết do làm việc quá sức).
"Nó có thể tạo ra nguy cơ một người làm việc tới hơn 100 giờ làm thêm mỗi tháng nếu họ cam kết làm việc 50 tiếng mỗi tuần ở hai công ty khác nhau"", ông Kotaro Kurashige, một luật sư chuyên giải quyết các tranh chấp về lao động cho biết.
Việc làm trọn đời
Xu hướng mới nổi bật gần đây là sự suy giảm về hệ thống việc làm trọn đời, trong đó người lao động trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai được đảm bảo việc làm để đổi lấy sự trung thành với người chủ doanh nghiệp.
Những vị trí như thế hiện nay ngày càng hiếm.
Một số lượng lớn người làm công mà có một nghề tay trái thường gần ở tuổi nghỉ hưu; trong đó một nửa những người lao động có ít nhất hai nghề đều ở độ tuổi hơn 50.
Masaki Shimizu, chủ một quán cà phê hedgehog.
"Bây giờ người ta không còn việc làm trọn đời nữa", theo Masaki Shimizu, anh là một nhân viên 32 tuổi tại một công ty startup về Internet, vừa làm chủ một cửa hàng cà phê nơi khách có thể chơi với nhím cảnh và anh có thêm cả hai nghề khác nữa.
"Tôi cần những nghề tay trái để thuần thục thêm nhiều kĩ năng mới, tăng sức mạnh cho chính mình." Shimizu nói.
Natsuko Anastasia Aryama, 25 tuổi, nói rằng cô kiếm được khoảng 200.000 yên mỗi tháng (khoảng 42 triệu VND) cho việc làm full-time ở một vị trí trợ lý trong trường đại học và kiếm thêm được 20.000 yên (4,2 triệu VND) cho một nghề tay trái là làm dịch thuật và cây viết tự do.
Cô không được trả tiền làm ngoài giờ và cũng không được tăng lương.
"Tôi đã làm nghề tay trái này từ năm ngoái để kiếm thêm tiền tiêu vặt, và làm thêm giúp tôi có cảm giác an toàn hơn." Cô nói.
Thu hút nhân tài
Các công ty Nhật Bản có truyền thống yêu cầu nhân viên của họ phải cống hiến toàn bộ cho công ty.
Nhưng hiện nay người ta ngày càng mềm mỏng hơn trong quan điểm về vấn đề này, bao gồm cả các công ty như công ty dược Rhoto, Tập đoàn Softbank, hãng sản xuất máy photocopy và máy ảnh Konica Minolta và ngân hàng Shinsei.
Hãng sản xuất bỉm Unicharm vào tháng Tư đã bắt đầu cho 1.500 nhân viên làm thêm công việc thứ hai.
Quyết định này được thực hiện một phần để thu hút người lao động trong tình trạng thiếu lao động và khuyến khích nhân viên hiện tại có được kiến thức và kỹ năng mới.
Có thêm một nghề nghiệp khiến nhiều người có cảm giác an toàn.
Yukinari Wanatabe, quản lý nhân sự cấp cao của Unicharm cho biết: "Chúng tôi thấy rằng lợi ích từ việc làm nghề tay trái lớn hơn nhiều các rủi ro như làm việc quá sức, rò rỉ thông tin nội bộ…
Một trong những nhân viên của tôi, một người đàn ông khoảng 50 tuổi đã chọn một nghề thứ hai là làm huấn luyện viên bóng rổ cho các học sinh cấp 2 và cấp 3."
Chúng tôi cần trở thành một công ty thu hút những người lao động phù hợp,’’ Wanatabe nói. "Chúng tôi cũng cảm thấy rằng nhân viên cần có thêm các kĩ năng có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bởi vì bạn sẽ không biết điều gì sẽ xảy ra trong một thế giới đầy bất trắc này."
Luật chơi mới
Khi thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi tính năng động hơn trong công việc, chính phủ đã mở ra các con đường cho nhiều công ty để họ cho phép có thêm nghề tay trái.
Vào tháng Giêng, Bộ Lao động đã gỡ bỏ một điều luật cấm làm thêm việc thứ hai mà không có sự đồng ý của chủ doanh nghiệp.
Hiện nay người lao động chỉ cần thông báo với người củ trước khi làm thêm việc khác.
Nhiều người lách luật 100 giờ làm thêm bằng cách làm ở nhiều công ty một lúc.
Nhưng các trường hợp karoshi hiện nay đã khiến chính phủ của ông Abe đề xuất các cải cách lao động ví dụ như giới hạn giờ làm thêm chỉ còn 100 giờ mỗi tháng.
Rất nhiều người lao động dựa vào lương tính theo giờ làm thêm, tuy nhiên việc đưa ra giới hạn sẽ làm cho họ giảm thu nhập, theo Hisashi Yamada, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản.
Vì vậy miễn là người ta vẫn tìm cách lách luật bằng cách làm thêm nghề tay trái, xu hướng làm cho nhiều hơn một công ty sẽ vẫn tiếp tục, Yamada nói.
Nhưng nếu nó dàn mỏng lực lượng lao động ra, thì sẽ phá hủy nền văn hóa làm việc của nước Nhật.
""Nhiều công ty Nhật Bản vẫn muốn nhân viên tập trung vào công việc chính của họ, vì vậy Nhật Bản sẽ không biến thành một đất nước như Mỹ ngay lập tức, nơi mà các công việc không ràng buộc được phổ biến rộng rãi", ông nói.