Ở vùng núi phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, một mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở chăn nuôi và khu bảo tồn động vật hoang dã đã được thành lập để hỗ trợ các loài có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là gấu trúc khổng lồ - loài rất dễ bị tổn thương.
Các nhà nghiên cứu, nhân viên chăm sóc đã làm việc trong nhiều thập kỷ tại khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Ngoạ Long và cơ sở nghiên cứu nhân giống gấu trúc khổng lồ Thành Đô để chăm sóc, bảo vệ loài động vật quý hiếm này và đưa chúng về tự nhiên.
Kể từ năm 2006, chương trình nhân giống đã thả 7 con gấu trúc nuôi nhốt vào tự nhiên, hai trong số đó đã chết.
Hiện tại, ước tính có khoảng 1.864 con gấu trúc khổng lồ sống trong tự nhiên ở Trung Quốc, với hơn 225 con sống trong điều kiện nuôi nhốt.
Có thể nói để chăm sóc một loài động vật quý hiếm và ở bên cạnh chúng gần như 24/7 là điều không dễ dàng gì.
Họ còn phải cố gắng giữ cho môi trường sống của gấu trúc được yên bình và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi con người, vì vậy, những nhân viên ở đây đã mặc những bộ trang phục hoá trang thành gấu trúc để tiện chăm sóc, và chơi đùa cùng loài vật vừa quý hiếm vừa đáng yêu này hơn.
Cùng xem những hình ảnh ghi lại hành trình một ngày loanh quanh bên "đám nhóc" vô dụng, nghịch ngợm và tròn ủn như cục bông của các nhân viên trong khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Ngoạ Long, để thấy đây là nghề nghiệp dù mệt nhưng cũng không kém phần vui vẻ và đáng yêu vô cùng:
Các nhà nghiên cứu mặc trang phục gấu trúc đang đặt một chú gấu trúc nhỏ vào giỏ trước khi chuyển nó sang môi trường sống mới tại Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn Hạch Đào Bình, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mục đích họ mặc trang phục này nhằm đảm bảo cho môi trường tự nhiên của loài động vật quý hiếm không bị ảnh hưởng bởi con người.
Nhân viên đang kiểm tra sức khoẻ định kì cho chú gấu trúc nhỏ, trông cứ như một bà mẹ đang ru đứa con bé bỏng của mình ngủ
Dù phải mặc bộ đồ nặng nề, nóng bức cả ngày nhưng nụ cười vẫn nở trên môi họ
Nhân viên đưa một em bé gấu trúc lên kiểm tra cân nặng.
Kiểm tra cả số đo các vòng nữa này.
Em bé gấu trúc nằm im chờ các chú "gấu trúc" khổng lồ khám bệnh.
Với việc hóa trang thành gấu trúc, các nhân viên vườn thú sẽ có nhiệm vụ giúp các chú gấu trúc con tăng cường thể lực, học cách sống tự lập không phụ thuộc vào con người...
Để màn hóa trang được chân thực, các nhân viên vườn thú thậm chí còn phải dùng phân và nước tiểu của loài gấu trúc trát vào những bộ quần áo mình đang mặc.
"Ai dô, té lộn cổ rồi!"
Yuanda - chú gấu trúc 3 tuổi vừa ăn vừa chụp ảnh cùng khách du lịch tại Trung tâm nhân giống gấu trúc ở Thành Đô vào ngày 11/6/2008.
Có những lúc chịu không nổi vì sự nghịch ngợm của lũ gấu trúc béo ú này, các nhân viên đành phải xách mấy đứa lên đưa về chuồng.
Nghịch quá, phạt ngồi im trong thùng!
Kể cả khi quét dọn khu bảo tồn họ vẫn mặc nguyên đồ hoá trang để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sống của gấu trúc.
Người Trung Quốc thường gọi gấu trúc là "quốc bảo" (bảo vật quốc gia) vì chúng là loài động vật quý hiếm có nguồn gốc từ đất nước này và đang trong tình trạng bảo tồn.
Các nhân viên đang cho các chú gấu trúc bé bỏng uống sữa.
"Mở cửa ra cho em đi chơi với".
Chú gấu trúc 5 tháng tuổi Huamei II chơi đùa vào ngày tuyết rơi tại Trung tâm nghiên cứu gấu trúc Ngoạ Long vào ngày 18/1/2005.
"Chăm sóc cho chu đáo vào, ta đây là "quốc bảo" đấy nhé!".
Ai mệt mặc ai, ta vẫn cứ đung đưa trên cây cả ngày thôi.