Nghề đặc biệt chỉ phục vụ người có tiền: Một ánh mắt cũng phải có tính toán, mỗi lần gõ búa trị giá 'ngàn vàng'

Thùy Anh |

Để chủ những cuộc đấu giá thành công, người đứng ở trên bục phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về mặt chuyên môn và kỹ năng.

Năm 2021, video của một nữ đấu giá viên có tên Trần Lương Linh ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã được lan truyền rộng rãi. Cô gái nói thuần thục tiếng Anh và tiếng Trung, giọng điệu tao nhã, cử chỉ thu hút. Vẻ đẹp mềm mại nhưng không kém phần nghiêm túc này của cô khiến nhiều người bị thu hút.

Sau khi video được lan truyền, mọi người bắt đầu tò mò về công việc của Trần Lương Linh. Đấu giá viên không phải là nghề phổ biến. Thực tế, yêu cầu để trở thành đấu giá viên cũng không hề đơn giản.

"Một búa giá ngàn vàng"

Trong cuộc đấu giá mùa xuân của Christie’s năm 2021, Trần Lương Linh đã chủ trì một cuộc đấu giá các vật phẩm có niên đại từ cuối triều đại nhà Minh và đầu nhà Thanh. Trong buổi đấu giá này, cô lập kỷ lục thế giới với nhát búa trị giá 8 triệu USD. Cô gái họ Trần nói rằng một trong những trách nhiệm của cô ấy là tìm ra những món đồ có giá chào bán cao hơn. Càng biết nhiều về đồ nghệ thuật, cô càng hiểu rõ hơn về giá trị của chúng. Vì vậy, khi cô ấy chủ trì cuộc đấu giá, cô sẽ sử dụng kiến thức chuyên môn để nâng giá vật phẩm.

"Tôi đã khá lo lắng khi lần đầu tiên bước chân lên sân khấu đấu giá. Tôi nhớ rằng mình đã bỏ lỡ cả một trang vật phẩm đấu giá trong lần đấu giá đầu tiên. Một lần khác, tôi phát hiện quên mang búa đấu giá trước khi lên sân khấu”, Trần Lương Linh nhớ lại. Nhưng hai năm sau, trong cuộc đấu giá của Christie’s, cô đã bán một cuộn thơ bảy ký tự với giá cao hơn giá khởi điểm hơn 10 lần.

Nghề đặc biệt chỉ phục vụ người có tiền: Một ánh mắt cũng phải có tính toán, mỗi lần gõ búa trị giá ngàn vàng - Ảnh 1.

Trần Lương Linh. Ảnh: Sina

Nhiều người tò mò với số tiền đấu giá khủng như vậy, mức lương người chủ trì nhận về sẽ là bao nhiêu. Trần Lương Linh tiết lộ, bất kỳ công việc nào cũng dựa trên thâm niên. Theo nguồn tin từ trang 163, đấu giá viên thực chất chỉ là “việc làm thêm”, những người này thường có “việc chính” như nghiên cứu, bán hàng,… Thông thường, các đấu giá viên sẽ có nguồn thu nhập khoảng 500.000 NDT (tương đương 1,7 tỷ đồng).

Theo thông tin của tài khoản mạng xã hội "Cục thông tin đấu giá", tiêu chuẩn tính phí của Trần Lương Linh là 25% hoa hồng cho giá giao dịch dưới 500.000 NDT, 20% cho giá giao dịch từ 500.000 đến 1 triệu NDT. Tuy nhiên, mức lương thực tế của đấu giá viên sẽ không được công khai, con số này chỉ mang tính chất tham khảo.

Tiêu chuẩn làm nghề không hề tầm thường

Trần Lương Linh tốt nghiệp Đại học Cornell ở Hoa Kỳ, chuyên ngành chính là sinh học. Ngoài ra, cô còn theo học kinh doanh và dinh dưỡng. Năm 2009, cô lấy bằng thạc sĩ về lịch sử nghệ thuật Trung Quốc tại Học viện Giáo dục Christie's ở London. Christie’s là nhà đấu giá hàng đầu thế giới và nổi tiếng với những vật phẩm mỹ nghệ lâu đời nhất trên toàn cầu. Được thành lập vào năm 1766, Christie’s cung cấp hơn 600 doanh số bán hàng mỗi năm với hơn 80 ngành hàng bao gồm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức, ảnh, đồ cổ...

Năm 2010, Trần Lương gia nhập Phòng Nghệ thuật và Gốm sứ Trung Quốc của Christie's ở Hồng Kông (Trung Quốc).

Năm 2014, cô bắt đầu tham gia khóa đào tạo đấu giá viên và chủ trì phiên đấu giá đầu tiên vào năm 2016. Cô hiện là phó chủ tịch của Christie's Hồng Kông (Trung Quốc), chuyên gia cao cấp và trưởng bộ phận gốm sứ và tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc.

Ví dụ, khi ai đó do dự ở một mức giá nhất định, Trần Lương Linh sẽ nhắc nhở tầm quan trọng, bao gồm cả nguồn gốc lẫn tính độc nhất của nó. "Lần cuối cùng vật phẩm xuất hiện trên thị trường đấu giá là 30 năm trước. Nếu bạn bỏ lỡ lần này, chưa biết bao giờ sẽ có lần thứ hai", đây là một trong những cách Trần Lương Linh thuyết phục khách hàng.

Nghề đặc biệt chỉ phục vụ người có tiền: Một ánh mắt cũng phải có tính toán, mỗi lần gõ búa trị giá ngàn vàng - Ảnh 3.

Đấu giá viên cần am hiểu sâu rộng. Ảnh: SundayMore

Quy định ngoài bằng cấp

Trần Lương Linh cho biết tính chuyên nghiệp, sự tập trung, mối quan hệ thân thiết và thậm chí cả thể lực là yêu cầu cơ bản của đấu giá viên. "Bởi vì khi ở trên sân khấu đấu giá, bạn phải thực sự tập trung. Cuộc đấu giá có thể diễn ra ngay tại chỗ hoặc trên Internet, do đó sẽ xảy ra nhiều tình huống bất ngờ". Ngoài ra, cô còn có bí quyết giao tiếp bằng mắt với người mua. Cô thường xác nhận bằng cử chỉ, đặt ra những câu hỏi dành cho người đối diện. Những ngôn ngữ đặc biệt này là yếu tố góp phần giúp cuộc đấu giá thêm kịch tính.

"Một nhà đấu giá không chỉ gõ búa trên sân khấu mỗi lần giao dịch thành công, mà phải thông thạo một lĩnh vực nghệ thuật", cô khẳng định. Hiện tại khi đã là chuyên gia cấp cao và là trưởng phòng Nghệ thuật và Gốm sứ Trung Quốc của Christie's, Trần Lương Linh vẫn dành tâm sức để nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn.

Cô thường xuyên di chuyển đến nhiều nơi, thăm các bảo tàng trên khắp thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại