Nghe cuộc hội thoại ngắn giữa mẹ và con, càng thấm phương pháp dạy con không đòn roi sâu sắc và hiệu quả thế nào

TÀO NGA |

'Tại sao mình mua đồ đã trả tiền rồi mà vẫn phải nói lời cảm ơn'; 'Con có thể xem 'vùng kín' được không?'; 'Nếu bố và con rơi xuống nước mẹ sẽ cứu ai?'... Câu trả lời của mẹ cho những câu hỏi tưởng như bâng quơ của con sẽ một phần hình thành tính cách của trẻ sau này.

Câu chuyện 1:

- Chủ quán: Đây là trà sữa của cô ạ.

- Mẹ: Cảm ơn

- Con: Mẹ ơi, sao mình mua đồ đã trả tiền rồi mà vẫn phải nói cảm ơn ạ?

- Mẹ: Con nhìn bảng giá xem trà sữa của chúng ta hết bao nhiêu tiền?

- Con: 10 tệ ạ.

- Mẹ: Vậy con trả bao nhiêu tiền?

- Con: 10 tệ ạ.

- Mẹ: Con gái à. Con phải nhớ. Con tiêu tiền đó chỉ để mua đồ uống này chứ không hề bao gồm thái độ phục vụ và hai tay đưa hàng của người ta.

Clip dạy con không đòn roi.

Câu chuyện 2:

- Mẹ ơi, con từ đâu đến vậy?

- Con từ bụng mẹ đến đấy.

- Dạ. Vậy con chui ra kiểu gì ạ?

- Con chui ra từ giữa 2 chân của mẹ.

- Là như thế nào ạ?

- Con có thể xem được không?

- Không được đâu con. Đây là bộ phận kín của mẹ cũng là bộ phận kín của con. Chúng ta không thể tùy tiện cho người khác nhìn được đâu nhé.

Câu chuyện 3:

- Con muốn xe ô tô nhỏ.

- Nhà của chúng ta có rất nhiều đồ chơi.

- Mẹ không mua cho con, con sẽ khóc ở đây đấy.

- Được rồi. Con ngồi đây khóc đi.

- (con khóc)…

Nghe cuộc hội thoại ngắn giữa mẹ và con, càng thấm phương pháp dạy con không đòn roi sâu sắc và hiệu quả thế nào - Ảnh 1.

Nửa tiếng sau

- Sao con không khóc nữa?

- (con khóc tiếp)

1 tiếng sau

- Con còn muốn khóc không?

- Con khóc mệt rồi ạ.

- Cách mẹ giáo dục con rất đơn giản. Mẹ không hề đánh cũng không mắng con. Càng không nói đến việc giảng giải lý lẽ với con. Hôm nay mẹ chỉ muốn nói cho con biết rằng khóc lóc không có tác dụng gì cả.

Câu chuyện 4:

- Mẹ. con muốn có đồ chơi Yoyo.

- Tại sao con lại muốn có Yoyo thế?

- Bởi vì các bạn trong lớp con ai cũng có Yoyo cả ạ.

- Tại sao các bạn trong lớp con có thì con cũng muốn có?

- Bởi vì con thấy Yoyo chơi rất vui. Thế nên con cũng muốn chơi.

- Vậy được, nếu con thích chơi mẹ sẽ mua cho con một cái Yoyo. Nhưng không phải vì người khác có một món đồ chơi con nhất định cũng phải có món đồ đấy, con hiểu chưa?

- Con biết rồi ạ!

- Con trai, mẹ tôn trọng mong muốn của con. Chúng ta không nghèo nhưng chúng ta không bấu víu vào người khác.

Câu chuyện 5:

- Mẹ ơi mẹ. Mẹ có yêu con không ạ?

- Đương nhiêu là mẹ yêu con rồi.

- Vậy nếu bố con và con cùng rơi xuống nước. Mẹ sẽ cứu ai ạ?

- Để mẹ nghĩ xem… Mẹ sẽ cứu con. Thật ra không phải mẹ sẽ cứu con mà bố con không cho phép mẹ cứu ông ấy. Đối với bố con mà nói mạng sống của con quan trọng hơn mạng sống của ông ấy. 

Thế nên bố con sẽ yêu cầu mẹ cứu con từ bỏ mạng sống của mình. Mẹ cũng sẽ như thế thôi. Vì thế tình yêu là cảm nhận, không phải dùng đến những câu hỏi lựa chọn để xác nhận. Tình yêu là cho đi.

Nghe cuộc hội thoại ngắn giữa mẹ và con, càng thấm phương pháp dạy con không đòn roi sâu sắc và hiệu quả thế nào - Ảnh 2.

Câu chuyện 6:

- Đừng nhặt, nhiều xe lắm!

- Được, con không lấy nữa. Dù gì cũng chỉ có 1 đồng.

- 1 đồng có thể mua được gì nhỉ?

- Có thể mua được 2 cây kẹo mút ạ.

- Vậy nếu không có 1 đồng đó con còn có thể mua được 2 cây kẹo mút không?

- Không ạ.

- Thế nên mẹ không cho con nhặt không phải vì đồng tiền này không đáng giá mà bây giờ vì sự an toàn của con quan trọng hơn 1 đồng bạc này. 

Tiền phải tích góp một chút một mới có được. Mỗi đồng tiền, mỗi tờ tiền đều rất quan trọng với mỗi người.

- Con biết rồi ạ. Đợi lát nữa xe dừng lại con sẽ nhặt ạ.

Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng:

Nếu con bạn có lòng đố kỵ cao, đó là bởi vì bạn luôn so sánh con với người khác.

Nếu con của bạn hay nói dối, đó là bởi vì thái độ của bạn quá nghiêm khắc mỗi lần con mắc sai lầm.

Nếu con của bạn không tôn trọng người khác, đó là bởi vì bạn suốt ngày sai khiến con, chưa bao giờ tôn trọng con.

Nếu con của bạn không đủ tự tin, đó là bởi vì bạn đưa cho con nhiều lời khuyên hơn là sự khích lệ.

Nếu con của bạn nhát gan, đó là bởi vì bạn giúp đỡ con quá nhiều. Bạn giúp con giải quyết hết khó khăn này đến khó khăn khác trên con đường trưởng thành của con.

Nếu con của bạn không chia sẻ với bạn bất cứ điều gì, đó là bởi vì dù con có nói gì cũng sẽ nhận được sự đả kích từ bạn.

Nếu con của bạn không có chủ kiến, đó là vì bạn luôn ở nơi đông người dạy dỗ con.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại