Ngày Tết, nhiều cái chết âm thầm vì rượu

Khánh Ngọc |

Theo các bác sĩ tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cứ đến dịp Tết đến xuân về số ca nhập viện vì ngộ độc rượu lại tăng lên không chỉ có rượu pha cồn công nghiệp mà cả rượu tự nấu cũng độc.

Tử vong không ai biết

Tết Đinh Dậu của gia đình bà Trần Thị Màu – Thái Thụy, Thái Bình trở thành đám ma khi chồng bà đi ăn tất niên về say rượu và đến trưa hôm sau khi người nhà gọi dậy ăn trưa thì đã tử vong.

Nhớ lại cái chết của chồng, bà Màu chỉ khóc, chồng bà 58 tuổi. Sáng 30 Tết cả nhà làm cơm tất niên ăn uống vui vẻ, các con và các cháu về đủ. Chồng bà vui quá uống nhiều nhiều nên đi ngủ. Đến chiều tối, ông lại sang nhà người quen nhậu tiếp đến 22h đêm mới về trong tình trạng say.

Cả nhà thấy thế để ông ngủ không đánh thức. Mẹ con bà Màu chuẩn bị đi cúng giao thừa, đến sáng vẫn thấy chồng bà ngủ yên nên chẳng ai gọi bảo cứ để ông ngủ.

Sau khi đi Tết và cháu ngoại đến chơi khoảng 10h sáng, bà Màu vào gọi chồng, mở chăn ra thì đã thấy người ông cứng đơ, nước nhãi chảy ra và không có dấu hiệu thở. Bà Màu gọi con cái vào thì chồng bà đã tắt thở từ lúc nào không ai biết.

Theo các bác sĩ trường hợp này không phải hiếm, đây là trường hợp ngộ độc rượu không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tình trạng tử vong kmaf không ai biết.

Theo thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ những ngày Tết số trường hợp ngộ độc liên tục tăng lên. Ngộ độc được xem là đặc trưng. Ngày Tết đặc thù nổi lên trong cuối năm ngộ độc rượu, ngộ độc mật cá trắm…

Tại các khoa cấp cứu, bác sĩ luôn ám ảnh với những ca vào viện trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh sau uống rượu.

Bác sĩ Nguyên cho biết ngộ độc rượu ethanol là dạng ngộ độc phổ biến nhất, ngộ độc methanon ít hơn nhưng đang có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây. Methanol là cồn công nghiệp ngộ độc nặng tỷ lệ tử vong cao và ngộ độc methanol hay gọi là ngộ độc ẩn, nhiều trường hợp dễ nhầm lẫn với bệnh khác gây tử vong dẫn đến nhiều bệnh.

Rượu ảnh hưởng tới cơ thể như nào

Theo bác sĩ Nguyên rượu ảnh hưởng tới sức khỏe con người, rượu được coi là thuốc ngủ. Khi uống rượu, Ethanol làm cho chúng ta giảm khả năng phán xét, giảm điều khiển động tác. Các chuyên gia cảnh báo chỉ với nồng độ 50 mg/l khi tham gia giao thông không tốt.

Khi ngộ độc rượu rất nguy hiểm tới tính mạng, có trường hợp nặng như hạ đường huyết, tổn thương não, hôn mê, di chứng, tử vong, hạ thân nhiệt, mất chất điện giải mất nước, rối loạn máu, nhiễm toan, nhiễm axit, tổn thương cơ.

Nhiều người nghĩ rượu tự nấu, rượu thực phẩm an toàn nhưng thực chất, bác sĩ Nguyên nhấn mạnh rượu thực phẩm nguy cơ ngộ độc rất lớn đặc biệt ở người trẻ càng trẻ, gầy yếu càng dễ bị nguy cơ hạ đường huyết vì liều quá lớn với thể trọng.

Ngộ độc nhẹ rượu sẽ kích thích vì cơ thể chúng ta thần kinh trung ương uống rượu vào các tầng thần kinh bị ức chế, nó có hiện tượng thoát ức chế gây kích thích hung cảm, nói nhiều, thích bày tỏ, thoát ức chế, bỏ được kìm nén mất kiểm soát ra.

Khi có người thân uống rượu người nhà không nên để người say 1 mình. Nếu gọi không biết, thở yếu, thở chậm, chân tay lạnh lúc đó nguy hiểm cần sơ cứu ngai tại chỗ rồi gọi nhân viên y tế. Trong trường hợp bệnh nhân không tỉnh, có xu hướng nói không rõ ràng người nhà cần cho bệnh nhân nằm nghiêng để thức ăn ra ngoài tránh nguy cơ sặc vào phổi.

Xử trí sau khi uống rượu

Cần làm: Khi uống rượu thấy chếnh choáng, nên tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má.

Uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn nước lạnh. Nên uống thêm các loại nước: nước cam vắt, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ (đặc biệt là đậu xanh), uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.

Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại