Nguy cơ ngộ độc
Chị Vũ Thị Nga trú tại Văn Quán, Hà Nội kể Tết năm ngoái cả gia đình chị mất Tết vì con trai 2 tuổi của chị bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn.
Chị Nga kể sau khi ăn bánh chưng kèm theo một số nước ngọt, cháu bé đau bụng quằn quại và tiêu chảy. Cả nhà phải đưa bé vào bệnh viện cấp cứu bác sĩ truyền dịch và chẩn đoán nghi ngộ độc thực phẩm, theo dõi rối loạn tiêu hoá.
Sau khi rời viện về nhà, cả gia đình cũng chẳng còn ai có tâm trí ăn Tết với chơi Tết mà lo cho sức khoẻ của bé.
Ngày Tết, các bác sĩ đều lo lắng về nguy cơ ngộ độc thực phẩm không chỉ với người lớn mà cả với trẻ nhỏ.
Nhiều bà mẹ thấy con rối loạn tiêu hoá vội mua men tiêu hoá về cho con sử dụng. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung Ương do tuyến tiêu hóa tiết ra để tiêu đạm, tiêu đường, tiêu mỡ.
Có các sản phẩm men tiêu hóa để hỗ trợ người gặp vấn đề về tiêu hóa, kém hấp thu, hoặc bị suy một cơ quan tiêu hóa nào của cơ thể chẳng hạn, chẳng hạn viêm tụy mãn tính.
Trong trường hợp đó bác sĩ sẽ đề nghị bổ sung thêm những men đó để giúp cho tiêu hóa của cơ thể tốt hơn. Tự dưng mà chúng ta bổ sung sẽ hoàn toàn không tốt cho cơ thể.
Men vi sinh là những vi sinh vật sống khi đưa vào cơ thể đủ sẽ tốt cho cơ thể chúng ta. Có nguồn gốc từ các loại vi khuẩn hoặc từ các loại men. Thông thường, men tiêu hóa hay men vi sinh nên được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, để chọn loại tốt cho cơ thể.
Nếu men vi sinh chọn chủng vi khuẩn nào tốt cho cơ thể, vào trong cơ thể dạng bào chế của nó bảo quản được.
Khi vào cơ thể, vi khuẩn có lợi phải nhân lên, phải bám dính vào đường tiêu hóa và có tương tác với vi sinh vật trong đường tiêu hóa của chúng ta để phát huy tác dụng. Chứ chúng ta không thể tự động sử dụng mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
Làm gì khi trẻ bị ngộ độc
Bác sĩ Hà cho biết bình thường trẻ em dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn người lớn, nhất là nhóm trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì hệ tiêu hóa của đứa trẻ chưa hoàn toàn trưởng thành. Các men tiêu hóa cũng chưa được cung cấp đầy đủ như người lớn.
Như vậy chỉ cần có thay đổi nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng có thể làm cho bị rối loạn tiêu hóa rồi.
PGS Hà nhấn mạnh, dịp Tết đến xuân về,với chương trình rất dày đặc của cha mẹ, đi chơi, đi chúc Tết cũng làm thay đổi khẩu phần ăn. Thức ăn có thể lạ so với trước đó làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Bánh kẹo, mứt ăn nhiều hơn làm rối loạn hệ tiêu hóa.
Với ngộ độc thực phẩm có nhiều diễn biến khác nhau. Có bệnh nhân nhẹ nhàng: đầy bụng khó tiêu, nôn, tiêu chảy. Có trường hợp nặng mất nước, mất điện giải do nôn, tiêu chảy.
Hoặc bản thân nhiễm độc tố đấy có dấu hiệu nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng em bé. Khi bị ngộ độc, có cách làm trẻ nôn ra hoặc đại tiện để tống thức ăn nghi ngộ độc ra ngoài nhanh.
Phải bù lại nước bị mất do nôn hay tiêu chảy. Tùy theo mức độ mất nước bù nước đường uống (oresol) hoặc đường truyền do bác sĩ chỉ định.
Phải đến bệnh viện khi bé nôn quá nhiều, tiêu chảy nhiều, mất nước nhiều như khóc ít nước mắt hơn, đi tiểu ít hơn, triệu chứng khát nước nhiều hơn hoặc đến bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá được những dấu hiệu mất nước khác tùy độ tuổi.
Ví dụ em bé còn thóp thì có thể thóp trũng, mắt trũng hoặc có thể đánh giá được qua các dấu hiệu của huyết tố da.
Ngộ độc thực phẩm nặng gây ảnh hưởng tới thể trạng của em bé như mệt lả, ngủ nhiều hơn, bắt buộc phải đến bệnh viện sớm hơn để có đánh giá kịp thời cho em bé.
Đối với ngộ độc thực phẩm không nên điều trị tại nhà, với người lớn có thể trì hoãn được nhưng đối với trẻ không thể tiên lượng được trước diễn biến. Vì mình không rõ chỉ do thực phẩm hay do thuốc hoặc hóa chất khác các bé nuốt phải khi nghịch ngợm.