Vào ngày 7 tháng 4 vừa quá, các nhà nghiên cứu tại NASA đã hoảng hốt khi phát hiện thấy chiếc vệ tinh có nhiệm vụ săn tim hành tinh của mình trong tình trạng cấp cứu từ 3 ngày trước đó.
Vào ngày 4 tháng 4, báo cáo cho thấy vệ tinh vẫn hoạt động ổn định bình thường
Vệ tinh quan sát Kepler bắt đầu hoạt động vào năm 2009. Cho đến nay vệ tinh đã phát hiện thấy gần 5.000 hành tinh ngoài hệ mặt trời của chúng ta.
Sự phát hiện muộn màng này dĩ nhiên không xuất phát từ sự lơ là của các nhà khoa học đáng kính mà là do khoảng cách 121 triệu km giữa vệ tinh và trái đất khiến cho sự liên lạc giữa vệ tinh và trái đất chỉ xảy ra một cách định kỳ.
Được biết mỗi tín hiệu phát lệnh đơn giản đều mất đến 13 phút để tới vệ tinh.
Trong “Chế độ Khẩn cấp” vệ tinh Kepler hoạt động ở mức tối thiểu trong khi sử dụng một lượng nhiên liệu khổng lồ một cách liên tục. Vì vậy đội ngũ tại NASA thực sự đang chạy đua với thời gian để khôi phục lại tình trạng vệ tinh.
Tình cờ đầu tháng 4 năm 2016 vừa rồi, diễn đàn khoa học thế giới TED đã có một buổi thuyết trình về một hiện tượng kỳ bí được vệ tinh Kepler theo dõi từ năm 2011 đến nay.
Cụ thể, đó là một vật thể có hình dáng bất thường cách xa chúng ta đến 1.500 năm ánh sáng và có kích thước lớn hơn gấp nhiều lần bất cứ hành tinh nào trong hệ mặt trời của chúng ta (Sao Mộc có kích thước lớn hơn 1.300 quả địa cầu).
Một trong những giả thiết ban đầu giải thích hiện tượng quan sát thấy được đến từ một sự va đập giữa hai vật thể khác nhau làm cho chúng ta hiểu nhầm đó là một vật thể duy nhất. Điều này đã sớm được bãi bỏ bởi kết quả quan sát sau này.
Dù lúc đầu hiện tượng kỳ bí này được giải thích bằng một loạt các giả thiết khác nhau, dần dần những quan sát về vật thể đã hoàn toàn đánh đổ mọi giả thiết đề ra.
Ngoại trừ khả năng vật thể được quan sát không có nguồn gốc tự nhiên mà có thể là một cấu trúc được xây dựng bởi một nền văn mình tiến bộ ngoài trái đất.
Dyson Sphere là một dạng cấu trúc khổng lồ bao bọc các ngôi sao nhằm gặt hái năng lượt phát ra từ chúng.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng kỳ bí cho thấy vật thể có đường kính bằng khoảng một nửa của ngôi sao, một điều không tưởng đối với một hành tinh. Nhưng lại là một điều không thể tránh khỏi khi những cấu trúc như thế này được xây dựng.
Ngay trong bản thuyết trình gần đây nhất của tiến sỹ thiên văn học Tabetha Boyajian tại triển lãm TED:
Cô đã đặt ra một giả thiết khác rằng những hiện tượng quan sát thấy đến từ những dải bão vân thạch khi chúng chắn ống kính vệ tinh Kepler theo một chu kỳ nào đó.
Giả thiết này đã được bác bỏ bởi kết quả nghiên cứu được xuất bản vào đầu năm nay.
Và tiến sĩ cũng đã biểu lộ rằng giả thiết này thực sự còn kém khả quan hơn nhiều so với việc đây thực sự có thể là một trong những quan sát đầu tiên của chúng ta về một nền văn minh tồn tại hoặc đã từng tồn tại trong vũ trụ.
Giả thiết hiện tượng quan sát thấy là kết quả của những trận bão vân thạch cúng bị bác bỏ khi nghiên cứu đã tính toán ra một con số phi vật lý về lượng vân thạch cần thiết để làm nhiễu ánh sáng tương tự như đã được quan sát thấy.
Một sự tình cờ không kém đã diễn ra chưa đầy 10 ngày trước sự cố của vệ tinh Kepler khi mà vệ tinh Hitomi của Nhật Bản cũng đã bắt gặp một tai nạn kỹ thuật bí ẩn mà cho đến hôm nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Được biết vệ tinh Hitomi đã được trang bị với những công nghệ tối tân nhằm thu lượm những thông tin mang tính cách mạng cho giới khoa học về lỗ đen vũ trụ.