CHÍNH THỨC: Quốc hội Mỹ xác nhận chiến thắng của ông Biden, Washington áp tình trạng khẩn cấp đến sau lễ nhậm chức

Ban Quốc tế |

Tiêu điểm sự kiện

18:37 ngày 07/01/2021

Tổng kết diễn biến "Ngày phán quyết"

- Không lâu sau khi lưỡng viện Quốc hội Mỹ nhóm họp lúc 13h ngày 6/1 (giờ miền Đông), người biểu tình ủng hộ ông Trump vượt qua hàng rào an ninh Điện Capitol và giằng co với cảnh sát.

- Khoảng 90 phút sau, cảnh sát nói người biểu tình đã xông vào tòa nhà Quốc hội. Thượng viện và Hạ viện Mỹ khóa cửa. Hạ viện được cảnh sát sơ tán. Phó tổng thống Mike Pence được sơ tán khỏi phòng họp.

- Một cuộc đối đầu diễn ra ở cửa phòng họp Hạ viện vào 15h. Cảnh sát rút súng cố thủ trước những người biểu tình tìm cách xâm nhập. Người ủng hộ ông Trump được nhìn thấy xông vào phòng họp của Thượng viện.

- Người biểu tình ở Thượng viện được giải tán vào 15h30.

- Đến 30 phút trước giờ giới nghiêm (18h), cảnh sát Washington tập trung đẩy lùi đám đông khỏi khu vực Quốc hội. Đến 17h40, toàn nhà đã được khôi phục an ninh.

- Các nhà lập pháp Mỹ trở lại Điện Capitol. Phiên họp xác nhận kết quả bầu cử tái khởi động vào khoảng 20h. Quốc hội Mỹ đã chính thức xác nhận ông Joe Biden đắc cử Tổng thống.

17:31 ngày 07/01/2021

Hạ viện Mỹ nghỉ họp đến sau lễ nhậm chức của Biden

Lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, ông Steny Hoyer, cho biết Hạ viện sẽ không tổ chức thêm phiên họp nào cho đến sau lễ nhậm chức của ông Joe Biden.

17:27 ngày 07/01/2021

Washington D.C. gia hạn tình trạng khẩn cấp đến sau khi ông Joe Biden nhậm chức

Thị trưởng Washington D.C. Muriel Bowser thông báo tối 6/1 (giờ địa phương) về việc gia hạn tình trạng khẩn cấp công cộng lên 15 ngày, tức đến một ngày sau khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức.

Sắc lệnh mới nhất của bà Bowser đưa ra sau khi DC áp đặt lệnh giới nghiêm từ 18h ngày 6/1 để phản ứng với tình trạng bạo lực ở khu vực Quốc hội chiều cùng ngày.

16:51 ngày 07/01/2021

[VIDEO] Quốc hội Mỹ xác nhận ông Joe Biden là Tổng thống hợp hiến thứ 46 của nước Mỹ

Quốc hội Mỹ xác nhận ông Biden là Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ

16:35 ngày 07/01/2021

Trung Quốc phản ứng về vụ bạo động ở Điện Capitol

Bình luận về tình hình nước Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 7/1 cho biết, bà "hy vọng hòa bình, ổn định và an ninh sớm được khôi phục với người Mỹ". Bà này cũng nói, Bắc Kinh tin rằng người dân Mỹ cũng hy vọng trật tự bình thường sẽ được khôi phục càng sớm càng tốt.

"Rất nhiều người đang nghĩ về vấn đề này: Những khung cảnh thật quen thuộc, nhưng tại sao phản ứng của một số người Mỹ và giới truyền thông lại khác nhau đến vậy?", bà hỏi vặn lại khi so sánh phản ứng của giới truyền thông về hỗn loạn ở Quốc hội Mỹ với tình hình hỗn loạn ở Hồng Kông năm 2019. "Vào tháng 7/2019, những người biểu tình cực đoan ở Hồng Kông đã tấn công bạo lực vào tòa nhà của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, phá hỏng kiến trúc và tấn công cảnh sát một cách dữ dội, nhưng cảnh sát Hồng Kông đã duy trì sự kiềm chế và chuyên nghiệp cao độ, không có người biểu tình nào thiệt mạng. Những gì xảy ra ở Quốc hội Mỹ hôm nay không bạo lực như những gì xảy ra ở Hồng Kông nhưng có 4 người chết".

CHÍNH THỨC: Quốc hội Mỹ xác nhận chiến thắng của ông Biden và bà Harris - Ảnh 1.

Bà Hoa Xuân Oánh. Ảnh: Reuters

 "Hồi đó họ dùng từ gì cho Hồng Kông? Bây giờ họ lại dùng từ gì?", bà Hoa nhấn mạnh. "Hiện nay các phương tiện truyền thông chính thống ở Mỹ đã lên án vụ tấn công Điện Capitol, gọi đó là 'sự kiện bạo lực', 'côn đồ' và 'những kẻ cực đoan', 'xấu hổ'; còn năm đó, họ dùng từ gì để miêu tả Hồng Kông? "Phong cảnh mỹ lệ", mỹ hóa họ - người biểu tình Hồng Kông - là 'những người đấu tranh cho dân chủ'. Cách dùng từ hoàn toàn khác nhau và lý do đằng sau rất đáng suy nghĩ và đáng được suy ngẫm một cách nghiêm túc và sâu sắc".

16:30 ngày 07/01/2021

Cam kết của Tổng thống Trump

CHÍNH THỨC: Quốc hội Mỹ xác nhận chiến thắng của ông Biden và bà Harris - Ảnh 1.

Tổng thống Trump. Ảnh: Getty

Phản ứng trước kết quả của phiên họp Quốc hội, Tổng thống Trump cho biết quyết định của Quốc hội "đánh dấu kết thúc của nhiệm kỳ đầu tiên vĩ đại nhất trong lịch sử của các tổng thống".

"Mặc dù tôi hoàn toàn không đồng ý với kết quả của cuộc bầu cử và sự thật làm chứng cho tôi, nhưng sẽ có một sự chuyển giao quyền lực có trật tự vào ngày 20/1", ông Trump cho biết.

"Tôi luôn nói rằng chúng ta sẽ tiếp tục cuộc chiến để đảm bảo chỉ những phiếu bầu hợp pháp mới được tính. Mặc dù điều này đánh dấu kết thúc của nhiệm kỳ đầu tiên vĩ đại nhất trong lịch sử của các tổng thống, nhưng nó chỉ là khởi đầu trong cuộc chiến của chúng ta để Làm Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại", vị tổng thống sắp mãn nhiệm tuyên bố.

15:57 ngày 07/01/2021

Ông Pence tuyên bố ông Biden và bà Harris chiến thắng

Trong vai trò người kiểm phiếu, Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar chính thức tuyên bố: "Ông Joe Biden và bà Kamala Harris sẽ là tổng thống và phó tổng thống, theo kết quả bỏ phiếu đã được trao cho chúng ta".

Ông Pence, trên cương vị chủ tọa phiên họp, kết luận ông Biden "nhận được 306 phiếu" và ông Trump "nhận được 232 phiếu".

"Chủ tọa tuyên bố phiên họp chung đã kết thúc", ông Pence nói trước khi gõ búa.

CHÍNH THỨC: Quốc hội Mỹ xác nhận chiến thắng của ông Biden và bà Harris - Ảnh 1.

Phó Tổng thống Mike Pence


15:35 ngày 07/01/2021

Quốc hội Mỹ xác nhận chiến thắng của ông Biden

Cách đây ít phút, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã hoàn tất việc kiểm đếm 3 phiếu đại cử tri của bang Vermont - giúp ông Biden và bà Harris vượt qua ngưỡng 270 phiếu cần thiết để đắc cử, theo CNN. 

Trước đó, Thượng viện và Hạ viện đã bác bỏ đơn phản đối bỏ phiếu đại cử tri của Georgia và Pennsylvania - nơi ông Biden giành chiến thắng. Các nghị sĩ Cộng hòa cũng phản đối kết quả bỏ phiếu đại cử tri của Arizona, Nevada và Michigan, nhưng các nỗ lực này đều thất bại trước khi đến bước tranh luận.

Kết quả không thay đổi so với điều đã được truyền thông công bố từ trước đó: Ông Biden giành chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri, trong khi ông Trump chỉ có 232 phiếu.

Quốc hội Mỹ xác nhận chiến thắng của ông Biden; ông Pence nói rất buồn vì ông Trump - Ảnh 1.

14:15 ngày 07/01/2021

Ông Biden lên tiếng

Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã mạnh mẽ lên án và gọi cuộc hỗn loạn đang diễn ra ở thủ đô Washington là "cuộc nổi dậy" và yêu cầu Tổng thống Donald Trump kêu gọi người ủng hộ chấm dứt "cuộc bao vây".

Xuất hiện đơn phản đối phiếu bầu Đại Cử tri tại Pennsylvania; ông Pence nói rất buồn vì ông Trump - Ảnh 1.

"Tôi xin nói rõ - những cảnh hỗn loạn ở Điện Capitol không phản ánh một nước Mỹ thực sự, không đại diện cho chúng ta là ai. Những gì chúng ta đang thấy là một đám đông nhỏ những kẻ cực đoan chuyên coi thường pháp luật. Đây không phải là phản đối. Đây là sự rối loạn. Là hỗn loạn. Nó nằm ở ranh giới nổi loạn và nó phải được kết thúc ngay bây giờ", The Hill (Mỹ) dẫn lời ông Biden.

14:05 ngày 07/01/2021

Điện Capitol đã "an toàn" trước các mối đe dọa an ninh

Xuất hiện đơn phản đối phiếu bầu Đại Cử tri tại Pennsylvania; ông Pence nói rất buồn vì ông Trump - Ảnh 1.

Ảnh: John Minchillo/AP

Cảnh sát Điện Capitol đã gửi đi thông điệp rằng các mối đe dọa đối với tất cả các công trình trong khu vực đã được loại bỏ.

"Tất cả các công trình tại khu phức hợp Capitol đều đã an toàn trước mọi mối đe dọa an ninh từ bên ngoài. Cảnh sát khu vực sẽ tiếp tục duy trì an ninh tại đây".

Trong ngày 6/1 (giờ Mỹ), 4 người đã thiệt mạng - bao gồm 1 phụ nữ bị bắn chết - sau khi những người ủng hộ ông Trump vượt rào, xâm nhập một trong những công trình mang tính biểu tượng nhất của Mỹ, nhấn chìm "trái tim" của đất nước trong hỗn loạn. Trước đó, ông Trump đã thúc giục người ủng hộ chống lại buổi kiểm phiếu Đại Cử tri vốn chỉ mang tính biểu tượng.

Quốc hội Mỹ chưa bao giờ chứng kiến cuộc bạo loạn nào nghiêm trọng như vậy trong hơn 200 năm qua. Lần duy nhất và cuối cùng Điện Capitol bị xâm phạm là khi quân đội Anh tấn công và đốt cháy các công trình vào tháng 8/1814.

13:51 ngày 07/01/2021

Số phiếu bầu Đại Cử tri đã kiểm tra

Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25; New York điều thêm 1.000 lính tới Điện Capitol - Ảnh 1.

Theo CNN, tới thời điểm hiện tại ông Biden đã giành được 244 phiếu Đại Cử tri. Trong khi đó, ông Trump được 157 phiếu. 

Nếu không có điều gì bất thường xảy ra, ông Biden sẽ giành 306 phiếu, chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ.

13:44 ngày 07/01/2021

Ông Pence "buồn" vì ông Trump

Thượng nghị sĩ Jim Inhofe, một đảng viên Cộng hòa từ Oklahoma, cho biết ông đã nói chuyện với Phó Tổng thống Mike Pence về những lời chỉ trích của Tổng thống Trump nói với ông. Phó Tổng thống Pence tỏ ra "rất buồn vì ông Trump".

Ông Inhofe cũng gọi những bình luận của ông Trump là "đáng tiếc".

Trước đó, ngày 5/1, ông Pence đã công khai lên tiếng khẳng định không thể tuân theo yêu cầu của ông Trump về việc lật đổ kết quả cuộc bầu cử.

Ông Pence tuyên bố rằng ông không có "thẩm quyền đơn phương quyết định cuộc tranh cử tổng thống" và không thể thay đổi kết quả của cuộc bầu cử.

"Lời thề ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp không cho phép tôi đơn phương tuyên bố phiếu bầu đại cử tri nào cần được đếm và phiếu nào không cần đếm," ông Pence viết trong thư gửi các nghị sĩ.

Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25; New York điều thêm 1.000 lính tới Điện Capitol - Ảnh 1.

13:37 ngày 07/01/2021

Đơn phản đối phiếu Đại Cử tri ở Pennsylvania bị bác bỏ

Ít phút trước, Thượng viện đã tiếp nhận và bắt đầu bỏ phiếu về đơn phản đối Đại Cử tri tại Pennsylvania.

Các nhà lập pháp đã thảo luận và nêu ra quan điểm về việc liệu có nên hủy bỏ phiếu đại cử tri cho tổng thống đắc cử Joe Biden hay không.

Theo kết quả cuối cùng, đơn phản đối đã bị bác bỏ với kết quả 92-7.

Dưới đây là 7 Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu để ủng hộ phản đối kết quả tại Pennsylvania:

Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz

Thượng nghị sĩ Missouri Josh Hawley

Wyoming Sen. Cynthia Lummis

Thượng nghị sĩ Kansas. Roger Marshall

Thượng nghị sĩ Florida Rick Scott

Alabama Sen. Tommy Tuberville

Thượng nghị sĩ Mississippi Cindy Hyde-Smith

12:49 ngày 07/01/2021

Ông Trump không làm đúng như lời hứa?

Trước khi đám đông biểu tình xông vào Điện Capitol ngày 6/1, có lẽ nhiều người trong số họ đã nghe bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại cuộc mít-tinh ở công viên Ellipse.

Giống như nhiều tuyên bố trước đó, ông Trump đã lặp lại những tuyên bố về chiến thắng, cáo buộc gian lận bầu cử, đồng thời kêu gọi đám đông "đấu tranh hết mình".

Đứng trước những người ủng hộ mang theo các câu khẩu hiệu như "Save America" (Cứu Nước Mỹ), "Stand With Trump" (Ủng hộ Trump) cùng những tiếng hò reo cổ vũ, vị tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ bình luận từ phía sau lớp kính chống đạn: "Những người này không thể chịu đựng được lâu hơn nữa".

"Họ đến từ khắp mọi miền đất nước", ông Trump nói, và chỉ trích truyền thông cùng "big tech" đã "đánh cắp cuộc bầu cử": "Chúng ta sẽ chấm dứt chuyện đánh cắp".

Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25; New York điều thêm 1.000 lính tới Điện Capitol - Ảnh 1.

"Chúng ta sẽ đi xuống Đại lộ Pennsylvania - tôi thích Đại lộ Pennsylvania - và chúng ta sẽ tới Điện Capitol. Ở đó chúng ta sẽ thể hiện cho các nghị sĩ Cộng hòa 'sự can đảm và tự hào' mà họ cần có để lấy lại đất nước. [...] Và tôi sẽ ở đó cùng các bạn để yêu cầu Quốc hội làm điều đúng đắn. Các bạn không bao giờ lấy lại được đất nước bằng sự yếu đuối, các bạn phải thể hiện sức mạnh, các bạn phải mạnh mẽ" - ông Trump cam kết sẽ dẫn dắt người biểu tình đến Điện Capitol.

Tuy nhiên, khi đám đông kéo đến Điện Capitol, Tổng thống Trump lại lẳng lặng bước vào chiếc siêu xe bọc thép và được hộ tống quay lại Nhà Trắng , theo tường thuật của các phóng viên tại hiện trường.

Những điều diễn ra sau đó đã gây chấn động tại nước Mỹ và toàn thế giới: Tòa nhà Quốc hội - Điện Capitol - nơi được coi là trái tim của nền dân chủ Mỹ, đã chứng kiến cuộc bạo động chưa từng có. Hãng tin CNN thậm chí còn gọi đây là một "nỗ lực đảo chính".

Các cựu Tổng thống Mỹ và nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã lên án cuộc biểu tình bạo lực tại Điện Capitol, họ gọi đó là cảnh tượng "xấu hổ", "gây sốc" và bày tỏ nỗi thất vọng trước sự sụp đổ của nền dân chủ Mỹ.

10:46 ngày 07/01/2021

Phản ứng của các Cựu Tổng thống Mỹ

Cựu Tổng thống Obama đã lên án những hành vi bạo lực ở Điện Capitol - "do một tổng thống đương nhiệm kích động bằng những lời nói dối vô căn cứ về kết quả của một cuộc bầu cử hợp pháp".

"Lịch sử sẽ ghi nhớ khoảnh khắc xấu hổ và nhục nhã này của đất nước chúng ta", ông Obama nói. "Nhưng điều này không hề bất ngờ vì trong vòng 2 tháng, một đảng phái chính trị và truyền thông ủng hộ đảng này đã không hề nói sự thật cho những người theo dõi họ. Câu chuyện tưởng tượng của họ ngày càng xa rời thực tế, nó được tạo dựng dựa trên nhiều năm trời gieo rắc sự phẫn uất. Giờ đây, chúng ta đang chứng kiến hậu quả là đỉnh điểm của bạo lực".

Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25; New York điều thêm 1.000 lính tới Điện Capitol - Ảnh 1.

 Cựu Tổng thống Bush - nhà lãnh đạo Cộng hòa gần với ông Trump nhất - cũng đã mạnh mẽ lên án hành động của những người biểu tình: "Chỉ có những 'nền cộng hòa chuối' (*) mới giải quyết tranh chấp bầu cử như thế này - nền cộng hòa dân chủ của chúng ta không làm như vậy".

(* Nền cộng hòa chuối: thuật ngữ chính trị ám chỉ các quốc gia có nền chính trị bất ổn, với nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào việc xuất khẩu một loại sản phẩm hữu hạn).

"Tôi kinh hoàng trước hành vi liều lĩnh của một số nhà lãnh đạo chính trị kể từ cuộc bầu cử, và sự thiếu tôn trọng đối với các thể chế, truyền thống và người thi hành pháp luật của chúng ta - thể hiện qua hành động của những người biểu tình ngày hôm nay. Các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào Điện Capitol - gây gián đoạn cuộc họp theo Hiến pháp của Quốc hội - do những người bị mê muội trước những lời nói dối và hy vọng sai lầm thực hiện", ông Bush nói.

Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25; New York điều thêm 1.000 lính tới Điện Capitol - Ảnh 2.

Cựu Tổng thống Clinton, một đảng viên Dân chủ, cũng đã kịch liệt lên án hành động của người biểu tình là "một cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ nhằm vào Điện Capitol, Hiến pháp Mỹ và nước Mỹ".

"Cuộc bầu cử đã diễn ra tự do, việc kiểm phiếu diễn ra công bằng, và kết quả đã được chốt. Chúng ta phải hoàn thành công cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình theo quy định của Hiến pháp", ông Clinton nhấn mạnh.

Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25; New York điều thêm 1.000 lính tới Điện Capitol - Ảnh 3.

10:34 ngày 07/01/2021

Kiểm phiếu kéo dài

Các biện pháp phòng ngừa an toàn được đưa ra để bảo vệ các thành viên Quốc hội trong bối cảnh cuộc bạo loạn có khả năng kéo dài thêm trong lúc  Cử tri đoàn thực hiện quy trình kiểm phiếu.

Sự kiện này đã bị trì hoãn do những người quá khích gây rối ở ngoài điện Capitol, làm cản trở việc đếm phiếu và xác nhận phiếu bầu Đại cử tri.

Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25; New York điều thêm 1.000 lính tới Điện Capitol - Ảnh 1.

 Từ đầu mùa dịch COVID-19, cả Thượng viện và Hạ viện đã phải hạn chế số lượng thành viên có mặt trong văn phòng khi bỏ phiếu. Do đó, việc bỏ phiếu hiện tại tốn nhiều thời gian hơn trước đây ở cả 2 viện.

Do đó, nếu có bất kì phản đối nào, hoạt động kiểm phiếu sẽ bị trì hoãn thêm từ 3 tới 4 tiếng. 

Theo thông báo CNN nhận được, các thành viên Quốc hội Mỹ chỉ nên tới nếu họ muốn và cần phát biểu. 


10:10 ngày 07/01/2021

Hạ viện thảo luận về Tu chính án thứ 25

Các thành viên của Ủy ban Tư pháp Hạ viện đang thúc giục Phó Tổng thống Mike Pence và các thành viên trong Nội các của Tổng thống Trump viện dẫn Tu chính án thứ 25 trong Hiến pháp Mỹ để bãi nhiệm ông.

"Ngay cả trong video công bố chiều nay (ngày 6/1 giờ Mỹ), Tổng thống Trump đã thể hiện rằng ông ấy không thực sự ổn và vẫn chưa thể chấp nhận kết quả cuộc bầu cử năm 2020. Tổng thống Trump đã kích động bạo lực và bất ổn xã hội để lật ngược kết quả bầu cử thông qua vũ lực. Các tweet gần đây của ông ấy cũng liên tục nói rằng cuộc bầu cử đã bị 'đánh cắp'," các thành viên Hạ viện cho biết trong tuyên bố chung.

Theo CNN, trước đó một số thành viên Nội các đã tổ chức các cuộc thảo luận về việc kích hoạt Tu chính án thứ 25.

09:49 ngày 07/01/2021

Bà Pelosi: "Công lý sẽ được thực thi" đối với những người đã phá hoại điện Capitol

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã đưa ra tuyên bố đanh thép khi trở lại văn phòng của Hạ viện vào tối ngày 6/1. Bà khẳng định những kẻ gây bạo loạn đã thất bại và sẽ phải hứng chịu trừng phạt.

"Gửi tới những kẻ đang tìm cách phá hoại trách nhiệm của chúng tôi, các người đã thua. Công lý sẽ được thực thi".

Bà Pelosi khẳng định việc xác nhận kết quả bầu cử sẽ được tiếp tục với chiến thắng nghiêng về tổng thống đắc cử Joe Biden. "Mặc cho những hành động xấu hổ ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục kiểm phiếu. Chúng ta sẽ trở thành một phần của lịch sử và cho cả thế giới thấy nước Mỹ mạnh mẽ thế nào. Quốc hội đã quay trở lại điện Capitol, chúng tôi hiểu mình đang gánh vác trách nhiệm gì trong buổi tối ngày hôm nay, chúng tôi sẽ ở lại cho tới khi xong việc".

Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25; New York điều thêm 1.000 lính tới Điện Capitol - Ảnh 1.

Ảnh: AP

09:42 ngày 07/01/2021

Instagram khóa tài khoản của ông Trump trong 24h

Instagram thông báo sẽ khóa tài khoản của ông Trump trong vòng 24h. Facebook, chủ sở hữu của Instagram, cũng khóa tài khoản của ông Trump trong vòng 24h. Trong một đoạn video đã bị gỡ trên nhiều nền tảng mạng xã hội, ông Trump đã tuyên bố vô căn cứ rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp trong khi bạo lực tiếp tục nổ ra ở khu vực điện Capitol.

Twitter trước đó đã khóa tài khoản của ông Trump trong vòng 12 giờ, bắt đầu từ khi ông Trump xóa các tweet vi phạm chính sách của hãng.

09:11 ngày 07/01/2021

Quan chức an ninh cấp cao Nhà Trắng dự định từ chức

Một số trợ lý hàng đầu của Tổng thống Trump, bao gồm cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien, đang cân nhắc từ chức sau khi một đám đông ủng hộ ông Trump xâm phạm Điện Capitol vào chiều ngày 6/1 (giờ Mỹ).

Theo nhiều nguồn tin thân cận, ông O'Brien, phó cố vấn an ninh quốc gia Matt Pottinger và phó chánh văn phòng Chris Liddell đều đang cân nhắc từ chức. 

[NÓNG] Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25 - Ảnh 1.

Ảnh: Andressa Anholete/Getty Images

Trước đó, ông O'Brien đã lên tiếng bảo vệ Phó tổng thống Mike Pence giữa lúc tổng thống Trump tiếp tục từ chối thua cuộc và thể hiện sự ủng hộ đối với đám đông xâm phạm điện Capitol.

"Tôi vừa nói chuyện với Phó tổng thống Pence. Ông ấy là một người rất tuyệt vời và hoàn toàn ổn định. Ông Pence đã thể hiện sự dũng cảm ngày hôm nay cũng như đã thể hiện tại điện Capitol ngày 9/11 khi còn là một thành viên Quốc hội. Tôi tự hào khi phục vụ ông ấy," O'Brien nói.


08:58 ngày 07/01/2021

Thống đốc New York sẽ gửi 1.000 lính Vệ binh Quốc gia tới Điện Capitol

[NÓNG] Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25 - Ảnh 1.

Theo yêu cầu của Vệ binh Quốc gia Mỹ, Thống đốc New York Andrew Cuomo sẽ cử 1.000 binh sĩ tới Washington "để hỗ trợ và đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực".

"Trong 244 năm qua, nền tảng của nền dân chủ vẫn luôn là sự chuyển giao quyền lực hòa bình, và New York luôn sẵn sàng đảm bảo ý chí của người dân Mỹ được thực hiện một cách an toàn và quả quyết," ông Cuomo nói.

Lực lượng binh sĩ sẽ được triển khai trong 2 tuần. Quyết định này được đưa ra theo yêu cầu của Vệ binh Quốc gia Mỹ. Ông Cuomo cho biết hoạt động ra quân "không ảnh hưởng tới nỗ lực kiểm soát và chống lại Covid-19".

08:35 ngày 07/01/2021

Tổng chưởng lý Washington D.C kêu gọi ông Pence kích hoạt Tu chính án thứ 25

Tổng chưởng lý Đặc khu Columbia Karl Racine đã kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence tổ chức Nội để kích hoạt Tu chính án thứ 25 nhằm cách chức tổng thống Trump.

"Dù mọi người có thích Phó tổng thống Pence hay không, rõ ràng là ông ấy phù hợp với chức vụ Tổng thống hơn. Chúng ta cần một lãnh đạo có thể hoàn thành các trách nhiệm hiến pháp của mình".

"Tôi kêu gọi Phó tổng thống, hãy thực hiện bước tiếp theo. Hãy làm trách nhiệm hiến pháp của mình. Bảo vệ nước Mỹ, đứng lên vì nền dân chủ và kích hoạt Tu chính án thứ 25.

Việc này sẽ yêu cầu Phó tổng thống Pence kêu gọi sự ủng hộ của đa số Nội các hoặc đa số Quốc hội để ngay lập tức cách chức Tổng thống bởi vì Tổng thống Trump rõ ràng không phù hợp với chức vụ của mình," Racine nói.

[NÓNG] Bạo loạn phức tạp chấn động nước Mỹ: Ông Pence được đề nghị kích hoạt Tu chính án thứ 25 - Ảnh 1.

07:51 ngày 07/01/2021

Ông Pence quay trở lại Thượng viện

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã quay trở lại Thượng viện - thư kí báo chí của ông Pence cho hay.

"Ông Pence chưa bao giờ rời điện Capitol. Phó tổng thống đang liên lạc với các lãnh đạo của Hạ viện và Thượng viện, Cảnh sát, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng để nỗ lực đảm bảo an toàn cho điện Capitol và các thành viên Quốc hội," thư kí viết.

Cơ quan Mật vụ Mỹ muốn ông Pence rời điện Capitol nhưng ông Pence phản đối. Một nguồn tin khác cho biết ông Pence sẽ tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình trong buổi tối ngày 6/1 (giờ Mỹ).

07:44 ngày 07/01/2021

Twitter khóa tài khoản của ông Trump trong 12 giờ

Twitter cho biết đã khóa tài khoản của Tổng thống Trump trong 12 giờ và lần đầu tiên đưa ra cảnh báo rằng mạng xã hội này có thể khóa tài khoản của ông Trump vĩnh viễn.

Việc khóa tạm thời được thực hiện dựa trên cở sở rằng ông Trump đã vi phạm điều khoản của Twitter.

"Chúng tôi đã xóa 3 dòng tweet của tài khoản @realDonaldTrump vì vi phạm liên tục và nghiêm trọng Chính sách của Twitter. Điều này có nghĩa tài khoản @realDonaldTrump sẽ bị khóa trong 12 giờ sau khi xóa những dòng tweet nói trên. Nếu không xóa tweet, tài khoản sẽ tiếp tục bị khóa".

Thông báo này là diễn biến lớn và có ý nghĩa quan trọng, cho thấy Twitter đã bắt đầu có động thái mạnh tay với ông Trump. Twitter là nền tảng mạng xã hội được ông Trump sử dụng nhiều nhất và là kênh thông tin chính ông Trump dùng để thông báo các quyết định lớn của mình.


07:31 ngày 07/01/2021

Buổi lễ hóa trang kì lạ

Một số người biểu tình đã vào điện Capitol trong những bộ đồ hóa trang kì lạ - mặc như người Viking, binh sĩ hoặc lính mặc đồ ngụy trang. Nhiều người sơn cờ Mỹ lên mặt và đem theo những bảng hiệu nhiều màu.

Ác mộng ngày kiểm phiếu: Người biểu tình chễm chệ ở phòng Chủ tịch Hạ viện; Mỹ huy động 2.700 binh sĩ để bảo vệ thủ đô Washington - Ảnh 1.
Ác mộng ngày kiểm phiếu: Người biểu tình chễm chệ ở phòng Chủ tịch Hạ viện; Mỹ huy động 2.700 binh sĩ để bảo vệ thủ đô Washington - Ảnh 2.
Ác mộng ngày kiểm phiếu: Người biểu tình chễm chệ ở phòng Chủ tịch Hạ viện; Mỹ huy động 2.700 binh sĩ để bảo vệ thủ đô Washington - Ảnh 3.
Ác mộng ngày kiểm phiếu: Người biểu tình chễm chệ ở phòng Chủ tịch Hạ viện; Mỹ huy động 2.700 binh sĩ để bảo vệ thủ đô Washington - Ảnh 4.
Ác mộng ngày kiểm phiếu: Người biểu tình chễm chệ ở phòng Chủ tịch Hạ viện; Mỹ huy động 2.700 binh sĩ để bảo vệ thủ đô Washington - Ảnh 5.

Ảnh: AP/Shutterstock/AFP/Getty Images

07:26 ngày 07/01/2021

Sẽ có thêm diễn biến sau 8 giờ tối

Các phòng của Hạ viện và Thượng viện đang được dọn dẹp để toàn bộ nghị sĩ lưỡng viện có thể tiếp tục kế hoạch kiểm phiếu ngay sau 8 giờ tối (giờ Mỹ) - nguồn tin của The Hill cho biết. Hiện vẫn chưa rõ chương trình có bị thay đổi hay không và quy trình sẽ diễn ra trong bao lâu.

Thư kí Hạ viện đã quay trở lại văn phòng. 

07:06 ngày 07/01/2021

Toàn bộ Vệ binh Quốc gia tại thủ đô đã được huy động

Khoảng 2.700 binh sĩ từ lực lượng Vệ binh Quốc gia Thủ đô và 650 binh sĩ khác từ Virginia - con số cao hơn thông báo trước đó rất nhiều - sẽ được triển khai tại Washington vào tối nay (giờ Mỹ). 

"Toàn bộ lực lượng Vệ binh Quốc gia Thủ đô đã được huy động và sẽ chuẩn bị hỗ trợ các sĩ quan hành pháp tại nhiều địa điểm trong thành phố để bảo vệ tài sản cũng như thực hiện các nhiệm vụ an ninh khác," phát ngôn viên của lực lượng này cho biết.

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình chễm chệ ở phòng Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo Quốc hội Mỹ sơ tán và số phận hòm phiếu Đại cử tri - Ảnh 1.

07:03 ngày 07/01/2021

Phát hiện bom được cài tại tòa nhà Quốc hội Mỹ

Các lực lượng hành pháp địa phương và liên bang đã phản ứng trước các thông tin về việc nhiều quả bom đã được cài tại nhiều địa điểm ở thủ đô Washington D. C. Hiện chưa rõ liệu các thiết bị nổ này là thật hay giả, nhưng mọi thông tin đều được xử lí cẩn trọng.

Trả lời CNN, một quan chức của Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC) cho biết một quả bom ống đã được tìm thấy tại trụ sở. Quả bom này được tìm thấy trên mặt đất ở khu vực bên ngoài, dọc theo bức tường của trụ sở. Quan chức RNC cho biết nó đã được vô hiệu hóa bởi cảnh sát.

06:40 ngày 07/01/2021

Tiếp tục kiểm phiếu Đại Cử tri

Trong một bức thư gửi các nghị sĩ, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thông báo các nhà lãnh đạo Quốc hội đã quyết định nối lại phiên họp chung vào tối ngày 6/1 để chứng nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden sau khi Điện Capitol "đủ an toàn".

"Sau khi tham khảo ý kiến của Hoyer và Whip Clyburn, sau khi thảo luận với Lầu Năm Góc, Bộ Tư pháp Mỹ và Phó Tổng thống Pence, chúng tôi đã quyết định sẽ tiếp tục phiên họp tối nay tại Điện Capitol," bà nói.

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình chễm chệ ở phòng Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo Quốc hội Mỹ sơ tán và số phận hòm phiếu Đại cử tri - Ảnh 1.

06:21 ngày 07/01/2021

Twitter, Facebook xóa thông điệp ông Trump bảo vệ người biểu tình xâm chiếm Quốc hội

Ông Trump đăng tải thông điệp trên Facebook và Twitter cách đây ít phút, "Có những việc và sự kiện xảy ra khi một chiến thắng thiêng liêng áp đảo trong cuộc bầu cử bị tước đi một cách thô bạo và ác ý từ những người yêu nước vĩ đại - những người đã bị đối xử tồi tệ và bất công bấy lâu nay."

Tổng thống nhắc lại lời kêu gọi người ủng hộ ông "về nhà" và tuyên bố ông "Sẽ ghi nhớ mãi ngày này!"

Không lâu sau khi đăng tải, thông điệp này của ông Trump đã bị Twitter xóa bỏ. Facebook cũng có hành động tương tự. 

Hai mạng xã hội này cũng xóa đoạn video mà Tổng thống Mỹ phát đi trước đó.

06:05 ngày 07/01/2021

Lãnh đạo Quốc hội Mỹ muốn hoàn thành xác nhận kết quả bầu cử trong ngày

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình chễm chệ ở phòng Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo Quốc hội Mỹ sơ tán và số phận hòm phiếu Đại cử tri - Ảnh 1.

Ảnh: Julio Cortez/AP

Nhiều nguồn tin của CNN tiết lộ các lãnh đạo Quốc hội Mỹ đang thúc đẩy để hoàn thành quy trình xác nhận kết quả kiểm phiếu trong buổi tối ngày 6/1 (giờ địa phương).

Trong khi các nhà lập pháp chờ đợi để trở lại phòng họp và tái khởi động phiên tranh luận bị gián đoạn, một số thượng nghị sĩ đang tận dụng thời gian để thúc giục các đồng nghiệp đảng Cộng hòa rút lại kế hoạch thách thức kết quả ở các bang như Georgia hay Pennsylvania sau khi họ kết thúc phần tranh luận về kết quả bang Arizona.

Trong lá thư gửi các cộng sự, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói các lãnh đạo Quốc hội đã quyết định tái khởi động phiên họp lưỡng viện ngay khi điều kiện tại Điện Capitol cho phép.

"Qua tham vấn với Lãnh đạo đa số [Hạ viện Steny] Hoyer và Whip Clyburn, và sau các cuộc gọi với Lầu Năm Góc, Bộ Tư pháp cùng Phó Tổng thống [Mike Pence], chúng tôi quyết định rằng chúng ta cần xúc tiến phiên họp tối nay tại Điện Capitol ngay khi địa điểm sẵn sàng," bà Pelosia nêu.

05:59 ngày 07/01/2021

Người phụ nữ bị bắn trong tòa nhà Quốc hội Mỹ đã tử vong

Người phụ nữ bị bắn trong Điện Capitol đã tử vong - các quan chức chấp pháp xác nhận với NBC.

Trước đó, cảnh sát xác nhận một người bị bắn trong tòa nhà Quốc hội, xong chưa rõ tình huống dẫn đến vụ nổ súng. Một vài người khác, bao gồm một sĩ quan cảnh sát, bị thương và đã được chuyển tới bệnh viện sau khi đám đông xông vào Quốc hội.

05:57 ngày 07/01/2021

Bang Virginia ban bố tình trạng khẩn cấp

Thống đốc Ralph Northam của bang Virginia cho biết ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang này, đồng thời thiết lập giờ giới nghiêm từ 18h ngày 6/1 đến 6h sáng ngày 7/1 ở các khu vực Arlington và Alexandria - nằm giáp Washington, DC.

Cảnh sát Washington cho biết đã bắt giữ ít nhất 13 người tham gia vụ tấn công vào tòa nhà Quốc hội.

05:54 ngày 07/01/2021

Tòa nhà Quốc hội Mỹ đã an toàn, Washington chuẩn bị bước vào giờ giới nghiêm

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình chễm chệ ở phòng Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo Quốc hội Mỹ sơ tán và số phận hòm phiếu Đại cử tri - Ảnh 1.

Viên chức đặc trách duy trì trật tự thông báo với các nhà lập pháp Mỹ rằng tòa nhà Quốc hội hiện đã an toàn. Dù vậy, chưa rõ khi nào các nghị sĩ có thể trở lại tiếp tục phiên họp bị gián đoạn.

Chỉ ít phút nữa, thủ đô Washington, D.C. của Mỹ sẽ bước vào tình trạng giới nghiêm, kéo dài từ 18h ngày 6/1 (tức 6h sáng ngày 7/1 theo giờ Việt Nam) đến 6h sáng ngày 7/1 (tức 18h ngày 7/1 theo giờ Việt Nam).

Một thông báo được phát đi ở Điện Capitol nêu rõ những ai vẫn còn hiện diện ở khu vực Quốc hội Mỹ sau 18h sẽ trở thành đối tượng bị bắt giữ.

05:32 ngày 07/01/2021

Phản ứng quốc tế về vụ người biểu tình chiếm Quốc hội Mỹ

Một số lãnh đạo thế giới đã lên án việc đám đông bạo lực xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg viết trên Twitter: "Những cảnh tượng gây sốc ở Washington, D.C. Kết quả của cuộc bầu cử dân chủ này phải được tôn trọng."

Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli thì cho biết ông "Quan ngại sâu sắc trước khủng cảnh từ Điện Capitol Mỹ tối nay. Bầu cử dân chủ phải được tôn trọng. Chúng tôi chắc rằng nước Mỹ sẽ bảo đảm các quy tắc dân chủ được bảo vệ."

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho hay, "Tôi theo dõi với sự lo ngại những tin tức đến từ Capitol Hill ở Washington. Tôi tin vào sức mạnh của nền dân chủ Mỹ. Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Joe Biden sẽ vượt qua thời gian căng thẳng này và đoàn kết người dân Mỹ."

Nữ Thủ tướng Erna Solberg của Na Uy mô tả những hình ảnh ở Washington là "không thể tin nổi".

"Đây hoàn toàn là một cuộc tấn công không thể chấp nhận được nhằm vào nền dân chủ. Trách nhiệm nặng nề lúc này đặt lên vai Tổng thống Trump là phải chấm dứt nó," bà Solberg bày tỏ.

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon bình luận, "Cảnh tượng ở Capitol thật đáng sợ. Đoàn kết với những người ở Mỹ đứng về phía dân chủ và chuyển giao quyền lực hòa bình hợp hiến. Thật đáng xấu hổ cho những người kích động cuộc tấn công nhằm vào nền dân chủ này."

05:20 ngày 07/01/2021

Phiếu đại cử tri được sơ tán an toàn khỏi Thượng viện

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jeff Merkley nói rằng các nhân viên Quốc hội Mỹ đã kịp thời "cứu" các hòm đựng phiếu đại cử tri khỏi phòng họp Thượng viện Mỹ, trước khi người biểu tình có thể xông vào và chiếm lấy các phiếu này.

"Nếu đội ngũ nhân viên tài giỏi của chúng tôi không kịp thời mang [hòm phiếu] đi thì chúng đã bị đám đông đốt mất rồi," ông Merkley viết trên Twitter.

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình chễm chệ trong phòng Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo Quốc hội Mỹ sơ tán, Trump điều Vệ binh - Ảnh 1.

Hình ảnh các hòm đựng phiếu đại cử tri do Thượng nghị sĩ Jeff Merkley đăng tải trên Twitter

05:03 ngày 07/01/2021

Lãnh đạo Quốc hội Mỹ được sơ tán đến căn cứ quân sự

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình chễm chệ trong phòng Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo Quốc hội Mỹ sơ tán, Trump điều Vệ binh - Ảnh 1.

Cảnh sát ngăn chặn người biểu tình trước tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1, khi hàng nghìn người tập trung để ủng hộ Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AP Photo/Julio Cortez)

Các lãnh đạo Quốc hội Mỹ được sơ tán từ khu phức hợp Capitol đến căn cứ quân sự Fort McNair ở Washington, D.C. Nguồn tin của CNN cho biết cuộc sơ tán đang trong quá trình tiến hành.

05:02 ngày 07/01/2021

Ông Biden lên án biểu tình bạo lực ở Quốc hội Mỹ là "cuộc nổi dậy"

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình chễm chệ trong phòng Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo Quốc hội Mỹ sơ tán, Trump điều Vệ binh - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters

Tổng thống đắc cử Joe Biden lên án đám đông ủng hộ ông Trump là kích động bạo lực và gây ra tình trạng hỗn loạn tại Điện Capitol. Ông cho biết bản thân cảm thấy "sốc và đau buồn" khi đất nước đi đến "thời khắc đen tối như thế", nhưng khẳng định nước Mỹ sẽ chiến thắng.

Ông cũng kêu gọi Tổng thống Trump lên truyền hình phát biểu và yêu cầu "chấm dứt cuộc tấn công" của người biểu tình.

"Đây không phải là biểu tình. Đây là cuộc nổi dậy," ông Biden phát biểu từ bang Delaware.

"Tôi kêu gọi đám đông lùi bước và cho phép công việc của nền dân chủ tiếp tục hoạt động," ông nói, cho biết công việc trong 4 năm tới sẽ là tái thiết nền dân chủ Mỹ.

"Công việc của hiện tại và 4 năm tiếp theo phải là khôi phục nền dân chủ - của phẩm giá, danh dự, tôn trọng, pháp trị."

"Nước Mỹ đã chịu đựng nhiều qua chiến tranh và xung đột. Và chúng ta sẽ kiên trì ở đây và chúng ta sẽ lại chiến thắng, chúng ta sẽ chiến thắng ngay lúc này."

04:47 ngày 07/01/2021

Ông Trump đăng video ca ngợi người biểu tình, kêu gọi "về nhà"

Tổng thống Donald Trump vừa phát đi đoạn video được ghi hình trước, trong đó ông thúc giục người biểu tình "về nhà", đồng thời ca ngợi họ là những người "hết sức đặc biệt".

"Tôi thấu hiểu nỗi đau của mọi người. Chúng ta đã có một cuộc bầu cử bị đánh cắp. Đó là một cuộc bầu cử áp đảo, mọi người đều biết điều đó, đặc biệt là 'phía bên kia' (ám chỉ đảng Dân chủ)," ông Trump nói.

"Nhưng các bạn phải về nhà ngay. Chúng ta phải ôn hòa. Chúng ta phải có luật pháp và trật tự."

Tổng thống chỉ trích các đối thủ của ông là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực ngày hôm nay.

"Chúng ta không thể rơi vào bẫy của những người này," ông nói với người biểu tình. "Hãy về nhà. Chúng tôi yêu các bạn; các bạn hết sức đặc biệt."

04:41 ngày 07/01/2021

Quốc hội Mỹ mới xác nhận được 12/538 phiếu đại cử tri trước khi biểu tình leo thang

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình chễm chệ trong phòng Chủ tịch Hạ viện, Washington giới nghiêm, Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 1.

(Ảnh: AP)

Người biểu tình ủng hộ ông Trump ập vào Điện Capitol chiều 6/1 đã làm gián đoạn phiên họp của lưỡng viện Mỹ nhằm xác nhận kết quả bỏ phiếu đại cử tri.

Quy trình xác nhận được tiến hành tuần tự với từng bang theo bảng chữ cái, bắt đầu từ bang Alabama. 

Quốc hội Mỹ mới chỉ xác nhận được kết quả của hai bang - gồm 9 phiếu đại cử tri của Alabama và 3 phiếu của Alaska - trước khi cuộc biểu tình trở nên quá khích. Toàn bộ 12 phiếu đã xác nhận đều bầu cho Tổng thống Donald Trump.

Có tổng cộng 538 phiếu đại cử tri. Trước khi bị gián đoạn, các nhà lập pháp đang trong quá trình thảo luận kết quả bỏ phiếu của bang Arizona, sau khi đảng Cộng hòa phản đối xác nhận kết quả 11 phiếu đại cử tri bang này.

Hiện chưa rõ thời điểm Quốc hội Mỹ có thể tái khởi động phiên họp và tiếp tục quy trình xác nhận bầu cử.

04:18 ngày 07/01/2021

Người biểu tình "chễm chệ" trong phòng làm việc của Chủ tịch Hạ viện

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội Mỹ, Washington ban bố giới nghiêm, ông Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 1.

Trong hình ảnh do NBC News đăng tải, một người biểu tình ủng hộ ông Trump đang ngồi "chễm chệ", gác chân lên bàn trong phòng làm việc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

04:14 ngày 07/01/2021

Cảnh sát Quốc hội Mỹ cầu viện: Mật vụ, FBI, Vệ binh quốc gia bang Maryland hưởng ứng

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội Mỹ, Washington ban bố giới nghiêm, ông Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 1.

(Ảnh: AP Photo/Andrew Harnik)

Mật vụ Mỹ, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Vệ binh quốc gia bang Maryland sẽ tham gia hỗ trợ cảnh sát Quốc hội Mỹ (USCP) nhằm kiểm soát người biểu tình quá khích xâm chiếm các khu vực trong Quốc hội.

Quan chức hành pháp cấp cao nói với NBC rằng tình hình ở khu vực cơ quan lập pháp Mỹ là "hết sức đáng quan ngại".

FBI cũng xác nhận sẽ hỗ trợ USCP để "bảo vệ tài sản liên bang và an toàn công cộng".

Thống đốc bang Maryland Larry Hogan nói ông đã chỉ thị Vệ binh quốc gia phản ứng nhanh nhằm hỗ trợ cảnh sát tại Capitol.

04:06 ngày 07/01/2021

Lãnh đạo đảng Dân Chủ kêu gọi ông Trump yêu cầu người biểu tình rời khỏi Quốc hội

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer - những lãnh đạo của đảng Dân Chủ tại Quốc hội Mỹ - ra thông cáo chung nhằm vào Tổng thống Donald Trump vào lúc 16h chiều ngày 6/1 (giờ địa phương).

"Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Trump yêu cầu toàn bộ người biểu tình rời khỏi khu vực Điện Capitol ngay lập tức," thông cáo chung nêu.

03:55 ngày 07/01/2021

Toàn bộ Vệ binh quốc gia Washington, D.C. được kích hoạt

Toàn bộ lực lượng Vệ binh quốc gia DC đã được kích hoạt theo lệnh của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman cho biết lực lượng này "đã được điều động để hỗ trợ lực lượng hành pháp liên bang tại DC".

"Quyền Bộ trưởng [Christopher] Miller đã liên hệ với ban lãnh đạo Quốc hộ, và [Bộ trưởng Lục quân Ryan] McCarthy đã làm việc với chính quyền DC. Phản ứng của lực lượng hành pháp sẽ do Bộ Tư pháp dẫn dắt," ông Hoffman nói.

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội Mỹ, Washington ban bố giới nghiêm, ông Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 1.

Cảnh sát chĩa súng về phía người biểu tình tìm cách xâm nhập phòng họp Hạ viện Mỹ tại Điện Capitol, ngày 6/1/2021 (Ảnh: AP Photo/J. Scott Applewhite)

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội Mỹ, Washington ban bố giới nghiêm, ông Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 2.

Ảnh: AP

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội Mỹ, Washington ban bố giới nghiêm, ông Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 3.

Người ủng hộ ông Trump phá hàng rào của cảnh sát trước tòa nhà Quốc hội Mỹ, ngày 6/1/2021 (Ảnh: AP)

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội Mỹ, Washington ban bố giới nghiêm, ông Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 4.

Mọi người trú ẩn tại Hạ viện Mỹ trong khi người biểu tình tìm cách xông vào phòng họp ngày 6/1/2021 (Ảnh: AP)

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội Mỹ, Washington ban bố giới nghiêm, ông Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 5.

Ảnh: AP

03:44 ngày 07/01/2021

Tổng thống Trump điều Vệ binh quốc gia tới Quốc hội

Phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết, theo chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump, lực lượng Vệ binh quốc gia đang trên đường tới Điện Capitol cùng với các cơ quan bảo vệ của liên bang. 

"Chúng tôi nhấn mạnh Tổng thống Trump kêu gọi duy trì ôn hòa và chống lại bạo lực," người phát ngôn Kayleigh McEnany thông báo trên Twitter.

Trong khi đó, Thống đốc bang Virginia Ralph Northam cũng thông báo rằng Vệ binh quốc gia của bang này cùng 200 cảnh sát bang đang tiến về Điện Capitol để hỗ trợ cảnh sát ổn định tình hình với người biểu tình.

"Theo đề nghị của Thị trưởng [Washington], tôi đã điều động các thành viên Vệ binh quốc gia bang Virginia cùng với 200 Cảnh sát bang Virginia," ông Northam cho hay.

03:41 ngày 07/01/2021

Ông Joe Biden sắp phát biểu với người biểu tình Washington

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đang có mặt tại nhà hát Queen ở Wilmington, bang Delaware, và phát biểu về dịch Covid-19, vấn đề kinh tế cùng kết quả bầu cử Thượng nghị sĩ vòng 2 tại bang Georgia.

Một trợ lý của ông Biden cho biết ông đang theo dõi tình hình phiên họp của Quốc hội Mỹ và dự kiến có bài phát biểu gửi đến những người biểu tình đang leo thang bạo lực tại Washington.

03:38 ngày 07/01/2021

Người biểu tình bị giải tán khỏi Thượng viện

Người biểu tình đã được giải tán khỏi phòng họp Thượng viện - một sĩ quan nói với CNN - và được di dời khỏi tòa nhà Quốc hội Mỹ từ các cửa hướng đông và tây. 

Tình hình đã trở lại ổn định ở phía Thượng viện Mỹ, trong khi tình trạng ở Hạ viện vẫn chưa xác định. Trước đó các nghị sĩ lưỡng viện đều đã được sơ tán.

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình chễm chệ trong phòng Chủ tịch Hạ viện, Washington giới nghiêm, Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 1.

Cảnh sát khống chế người biểu tình bên ngoài phòng họp Hạ viện (Ảnh: Getty)

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình chễm chệ trong phòng Chủ tịch Hạ viện, Washington giới nghiêm, Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 2.

Ảnh: Reuters

03:28 ngày 07/01/2021

Lãnh đạo lưỡng viện Mỹ an toàn tại địa điểm bí mật

Ban lãnh đạo Thượng và Hạ viện Mỹ đang an toàn tại địa điểm không được tiết lộ - theo nguồn tin của CNN.

Cảnh sát Quốc hội Mỹ đang nỗ lực giải tán người biểu tình và giành lại tầng 2 Điện Capitol, sau đó sẽ mở rộng phạm vi từ đây.

Bên ngoài tòa nhà Quốc hội Mỹ, Cảnh sát DC Metropolitan tiếp tục duy trì lực lượng, nhưng không ghi nhận động thái quyết liệt nhằm vào đám đông người biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump.

Ở diễn biến khác, ông Trump vừa phát đi thông điệp tiếp theo trên Twitter kêu gọi người ủng hộ "ôn hòa".

"Tôi đề nghị mọi người ở Điện Capitol duy trì ôn hòa. Không bạo lực! Hãy nhớ rằng chúng ta là đảng của Luật pháp và Trật tự - hãy tôn trọng Luật pháp cùng những người đàn ông và phụ nữ trong bộ đồng phục Xanh. Xin cảm ơn!" - ông Trump viết, nhấn mạnh kêu gọi người biểu tình duy trì ôn hòa với lực lượng chấp pháp.

03:25 ngày 07/01/2021

Một phụ nữ bị bắn ở Điện Capitol

CNN dẫn hai nguồn thạo tin tiết lộ một phụ nữ đang trong tình trạng nguy cấp sau khi bị bắn vào ngực ở khu vực Điện Capitol. Nguồn tin không hé lộ thêm chi tiết về tình huống vụ nổ súng.

Trước đó, hình ảnh từ trong phòng họp Hạ viện Mỹ cho thấy cảnh sát đang tạo rào cản ngăn người biểu tình xâm nhập và đã rút súng "cố thủ".

03:12 ngày 07/01/2021

Chủ tịch Hạ viện, Thị trưởng Washington cầu cứu Vệ binh quốc gia: Lầu Năm Góc từ chối

Phóng viên Garrett Haake của NBC News dẫn hai nguồn tin tiết lộ Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và Thị trưởng Washington, D.C. Muriel Bowser đã đề nghị Vệ binh quốc gia đến Điện Capitol để hỗ trợ giải tán người biểu tình quá khích. Một nguồn tin cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn chưa phê chuẩn việc điều động nhiệm vụ của Vệ binh quốc gia ở DC.

Trong khi đó, phóng viên Aaron C. Davis của tờ Washington Post dẫn một nguồn tin khác nói rằng Lầu Năm Góc đã từ chối đề nghị của giới chức DC về việc triển khai Vệ binh quốc gia đến Điện Capitol.

Bộ Quốc phòng Mỹ hiện nằm dưới quyền lãnh đạo của Quyền Bộ trưởng Christopher Miller, người được bổ nhiệm tháng 11/2020 sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ sa thải Bộ trưởng Mark Esper.

Video do phóng viên NBC News đăng tải trên Twitter, cho thấy người biểu tình xâm nhập phòng họp của Thượng viện Mỹ:

02:52 ngày 07/01/2021

Người ủng hộ Trump đến đập cửa, Hạ viện Mỹ sơ tán

Một nhà lập pháp xác nhận với CNN rằng Hạ viện Mỹ đang được sơ tán. Những người biểu tình xâm nhập tòa nhà Quốc hội Mỹ đã tiến khu vực phòng họp của Hạ viện và đập cửa.

Phóng viên Igor Bobic của Huffington Post chia sẻ hình ảnh trong phòng họp của Thượng viện Mỹ, cho thấy một người biểu tình đã xuất hiện trên ghế chủ tọa và hô "Ông Trump thắng cử".

Đã có một cuộc giằng co xảy ra ở cửa phòng họp Hạ viện, và các nhân viên cảnh sát được nhìn thấy rút súng sẵn sàng cho tình huống đối đầu.

Văn phòng của Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris cho biết bà "an toàn". 

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội, Thị trưởng Washington, D.C. ban bố giới nghiêm, Hạ viện Mỹ sơ tán - Ảnh 1.

Hình ảnh do phóng viên Bobic đăng tải

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội, Thị trưởng Washington, D.C. ban bố giới nghiêm, Hạ viện Mỹ sơ tán - Ảnh 2.

Các nghị sĩ Hạ viện Mỹ được sơ tán (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội, Thị trưởng Washington, D.C. ban bố giới nghiêm, Hạ viện Mỹ sơ tán - Ảnh 3.

Cảnh sát rút súng "cố thủ" ở phòng họp Hạ viện (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội, Thị trưởng Washington, D.C. ban bố giới nghiêm, Hạ viện Mỹ sơ tán - Ảnh 4.

Ảnh: AP

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội, Thị trưởng Washington, D.C. ban bố giới nghiêm, Hạ viện Mỹ sơ tán - Ảnh 5.

Ảnh: Getty

02:46 ngày 07/01/2021

Phó Tổng thống Mike Pence rời phòng họp Thượng viện

Phiên họp của Thượng viện Mỹ gián đoạn vào khoảng 14h15 chiều ngày 6/1 (giờ địa phương) sau khi căng thẳng leo thang từ phía người biểu tình ủng hộ ông Trump.

Phó Tổng thống Mike Pence đã được hộ tống rời khỏi phòng họp Thượng viện. Phiên thảo luận ở phòng họp của Hạ viện cũng phải tạm ngừng.

NBC cho hay, các thượng nghị sĩ Mỹ bị khóa bên trong hội trường ở tầng 2 của tòa nhà Capitol, trong khi người biểu tình mang theo băng rôn "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" tập trung bên ngoài phòng họp.

Ở một diễn biến khác, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng trên Twitter kêu gọi người biểu tình "duy trì ôn hòa".

"Xin hãy ủng hộ Cảnh sát Điện Capitol cùng Lực lượng chấp pháp. Họ thực sự là những người đứng về phía đất nước. Hãy duy trì [biểu tình] ôn hòa," ông Trump viết.

02:37 ngày 07/01/2021

Thị trưởng Washington, D.C. ban bố lệnh giới nghiêm toàn thành phố

Thị trưởng thủ đô Washignton DC, bà Muriel Bowser, vừa ban bố lệnh giới nghiêm trên phạm vi toàn thành phố trong thời gian từ 18h ngày 6/1 đến 6h sáng ngày 7/1 (theo giờ địa phương).

Quyết định của bà đưa ra sau khi người biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump vượt qua hàng rào an ninh và lọt vào bên trong Điện Capitol.

Cảnh sát Quốc hội Mỹ đang yêu cầu có thêm viện trợ từ các lực lượng hành pháp khác, bao gồm từ cơ quan liên bang.

Phóng viên Alex Marquardt của CNN mô tả quảng cảnh từ cánh tây Điện Capitol rằng đám đông người biểu tình đang leo lên các bậc thang và sân thượng của tòa nhà. Cảnh sát đã phải sử dụng đến đạn hơi cay.

02:26 ngày 07/01/2021

Người biểu tình ủng hộ Trump xông vào Điện Capitol

Căng thẳng tột độ ở tòa nhà Quốc hội Mỹ: Người biểu tình phá rào xông vào Điện Capitol, tập trung trước phòng họp - Ảnh 1.

Hình ảnh do phóng viên Igor Bobic của Huffington Post đăng tải, cho thấy người biểu tình tập trung trước phòng họp của Thượng viện Mỹ

Người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã vượt qua hàng rào an ninh ở Điện Capitol và tập trung ở ngay trước hội trường của Thượng viện Mỹ, trong khi các nhà lập pháp đang tiến hành thảo luận ở bên trong về ý kiến phản đối xác nhận kết quả bầu cử bang Arizona do phe Cộng hòa đưa ra.

CNN cho hay, các cánh cửa ở Hạ viện đã được khóa lại và cảnh báo khẩn cấp từ cảnh sát Quốc hội vừa phát đi thông điệp: "Do một đe dọa NỘI BỘ bên trong tòa nhà, xin hãy trú ẩn trong một văn phòng gần nhất và giữ yên lặng."

Cảnh sát Quốc hội (USCP) đang ngăn chặn bất kỳ ai di chuyển từ các tòa văn phòng của Thượng viện vào tòa nhà Capitol. Có các đường hầm dưới lòng đất nối các tòa văn phòng với Điện Capitol mà các Thượng nghị sĩ, nhân viên, và phóng viên sử dụng để đi lại.

02:13 ngày 07/01/2021

Biểu tình leo thang, Điện Capitol bị phong tỏa

Căng thẳng tột độ bên ngoài tòa nhà Quốc hội Mỹ: Cảnh sát phong tỏa Điện Capitol, các nghị sĩ Mỹ vẫn họp - Ảnh 1.

(Ảnh: John Minchillo/AP)

Cảnh sát Quốc hội Mỹ (USCP) cho biết Điện Capitol đang trong tình trạng phong tỏa do tình hình căng thẳng leo thang với những người biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội Mỹ. Người ủng hộ ông Trump tiếp tục tìm cách vượt qua hàng rào an ninh.

Đài CNN cho biết một nhân viên của họ cố gắng rời khỏi tòa nhà nhưng bất thành do địa điểm bị cảnh sát phong tỏa.

Hạ nghị sĩ Dân chủ Elaine Luria lên Twitter thông báo bà đã phải sơ tán văn phòng của mình.

Hạ nghị sĩ Cộng hòa Kevin McCarthy thì thúc giục người biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội giữ bình tĩnh và "duy trì [biểu tình] hòa bình".

Căng thẳng bên ngoài Điện Capitol leo thang trong lúc lưỡng viện Quốc hội Mỹ đang tiến hành các quy trình trong phiên họp nhằm kiểm đếm và xác nhận kết quả bỏ phiếu Đại cử tri của các bang đề bầu Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ.

Trước đó, Tổng thống Trump đã kêu gọi người ủng hộ tuần hành tới Điện Capitol nhằm gây sức ép cho phiên họp của lưỡng viện Quốc hội.

01:52 ngày 07/01/2021

Lãnh đạo đảng Dân chủ cáo buộc đảng Cộng hòa "mưu đồ đảo chính"

Quốc hội Mỹ nóng từ phút đầu: Đảng Cộng hòa phản đối kết quả bầu cử bang Arizona, cảnh sát sơ tán khu vực gần Điện Capitol - Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer

Lãnh đạo thiểu số Thượng viện, nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer, chỉ trích việc các nhà lập pháp Cộng hòa phản đối xác nhận kết quả bầu cử.

Ông Schumer nói "Nguy hiểm hơn và đáng buồn hơn vẫn là thực tế là một nhân tố của đảng Cộng hòa tin rằng năng lực sinh tồn chính trị của họ phụ thuộc vào sự ủng hộ đối với một mưu đồ đảo chính".

Quốc hội Mỹ nóng từ phút đầu: Đảng Cộng hòa phản đối kết quả bầu cử bang Arizona, cảnh sát sơ tán khu vực gần Điện Capitol - Ảnh 2.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell

Trong khi đó, lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell cũng lên tiếng cảnh báo những đồng minh Cộng hòa về hậu quả khi từ chối xác nhận kết quả bầu cử.

"Cử tri, các tòa án, các bang đã lên tiếng. Họ đều đã có tiếng nói," ông McConnell phát biểu tại phiên tranh luận về ý kiến phản đối xác nhận kết quả bầu cử của bang Arizona. "Nếu chúng ta đảo ngược kết quả đó thì điều này sẽ hủy hoại vĩnh viễn nền cộng hòa của chúng ta."

Ông McConnell nói "Thượng viện Hoa Kỳ có sứ mệnh cao hơn là vòng xoáy bất tận của sự trả đũa đảng phái".

01:41 ngày 07/01/2021

Người biểu tình ủng hộ Trump tấn công hàng rào: Cảnh sát sơ tán khu vực gần Điện Capitol

Phiên họp Quốc hội Mỹ nóng từ phút đầu: Đảng Cộng hòa ngay lập tức phản đối kết quả bầu cử bang Arizona - Ảnh 1.

(Ảnh: AP)

Cảnh sát Quốc hội Mỹ (USCP) cho biết họ đang sơ tán các khu vực gần tòa nhà Quốc hội Mỹ bởi những người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump có ý định tấn công các hàng rào được dựng lên bên ngoài khu phức hợp. Lực lượng hành pháp được ghi nhận đang cố gắng cản bước người biểu tình.

Thư viện Quốc hội Mỹ cũng được sơ tán và mọi người được yêu cầu bình tĩnh để di chuyển an toàn khỏi địa điểm.

Hàng trăm người biểu tình, một số mang theo những lá cờ lớn ủng hộ ông Trump, tập trung ở cổng phía đông của Điện Capitol và cố gắng vượt qua hàng rào an ninh.

USCP cũng phát cảnh báo đến các nhân viên của mình về một gói hàng khả nghi và khuyến cáo tránh khỏi khu vực phát hiện nó.

Phiên họp Quốc hội Mỹ nóng từ phút đầu: Đảng Cộng hòa ngay lập tức phản đối kết quả bầu cử bang Arizona - Ảnh 2.

(Ảnh: Reuters)

Phiên họp Quốc hội Mỹ nóng từ phút đầu: Đảng Cộng hòa ngay lập tức phản đối kết quả bầu cử bang Arizona - Ảnh 3.

(Ảnh: Getty)

01:21 ngày 07/01/2021

Nghị sĩ Cộng hòa phản đối kết quả phiếu đại cử tri của bang Arizona

Ngay sau khi phiên họp của lưỡng viện Mỹ mở màn, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Paul Gosar của bang Arizona đã phản đối kết quả phiếu bầu của đại cử tri tại bang này. 

Ông Gosar được một số nhà lập pháp của hai viện ủng hộ, bao gồm Thượng nghị sĩ bang Texas ông Ted Cruz.

Theo quy trình, các nghị sĩ Mỹ đã trở về các hội trường riêng của Thượng viện và Hạ viện để tiến hành tranh luận. Phiên tranh luận chỉ được phép kéo dài tối đa 2 tiếng đồng hồ. Mỗi nghị sĩ được phép phát biểu tối đa 5 phút và được phép nhường thời gian của mình cho người khác. Sau đó lưỡng viện sẽ bỏ phiếu riêng để quyết định kết quả ý kiến phản đối.

Theo CNN, các vụ phản đối xác nhận kết quả - được dự đoán trước sẽ xảy ra - sẽ khiến phiên họp của Quốc hội có thể kéo dài đến tối ngày 6/1 (giờ địa phương), thậm chí lâu hơn, bởi với mỗi bang ghi nhận một nghị sĩ Thượng và Hạ viện phản đối kết quả thì hai viện đều phải tổ chức tranh luận riêng và bỏ phiếu.

01:02 ngày 07/01/2021

Phó Tổng thống đắc cử Mỹ Kamala Harris sẽ bỏ phiếu tại phiên họp của Quốc hội

Ngày phán quyết đã đến: Quốc hội Mỹ họp chứng nhận kết quả bầu cử, điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 1.

Các nhà lập pháp Thượng viện Mỹ bắt đầu tập trung và sẵn sàng tiến hành xác nhận phiếu bầu Đại cử tri đối với chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ trong phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội.

Các nghị sĩ Cộng hòa ở cả hai viện được cho là sẽ phản đối công nhận kết quả tại ít nhất ba bang.

Lãnh đạo phe Cộng hòa Mitch McConnell và lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer sẽ không phát biểu cho đến khi bắt đầu nội dung phản đối đầu tiên được tranh luận.

Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ tham gia phiên họp của Quốc hội Mỹ trong vai trò Thượng nghị sĩ bang California, song bà không có kế hoạch phát biểu.

00:52 ngày 07/01/2021

Ông Trump nhấn mạnh tuyên bố sẽ thắng cử nếu ông Mike Pence "hành động"

Ngày phán quyết đã đến: Quốc hội Mỹ họp chứng nhận kết quả bầu cử, điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 1.

(Ảnh: Tasos Katopodis/Getty Images )

Phát biểu trước người ủng hộ ở gần Nhà Trắng vào khoảng 1 tiếng trước giờ họp của Quốc hội Mỹ, Tổng thống Trump thúc giục những người ủng hộ ông tuần hành ở Capitol và còn tuyên bố sẽ "sát cánh" trong cuộc diễu hành đó.

Ông Trump lặp lại cáo buộc rằng cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020 đã bị gian lận và ứng viên Joe Biden không chiến thắng, đồng thời nói Phó tổng thống Mike Pence có thể thay đổi kết quả bầu cử.

"Tôi mong rằng Mike [Pence] sẽ làm điều đúng đắn, tôi mong là thế. Bởi nếu Mike làm điều đúng thì chúng ta sẽ thắng cuộc bầu cử," Tổng thống Mỹ nói. "... Ông ấy hoàn toàn có quyền làm như thế. Chúng ta cần phải bảo vệ đất nước, ủng hộ đất nước mình, ủng hộ Hiến pháp của mình và bảo vệ Hiến pháp."

Trump cho hay ông vừa có cuộc trao đổi với ông Pence. Tổng thống cũng chỉ trích "những người Cộng hòa yếu đuối" và cho rằng đảng Cộng hòa "liên tục chiến đấu với hai tay bị trói sau lưng… và chúng ta sẽ phải chiến đấu nhiều hơn nữa, và Mike Pence sẽ phải vượt qua vì chúng ta. Nếu ông ấy không làm vậy thì đó sẽ là một ngày buồn cho đất nước chúng ta".

23:48 ngày 06/01/2021

Sẽ có hơn trăm nghị sĩ phản đối kiểm phiếu 6/1?

CNN đưa tin ngày 31/12/2020 cho biết, hai Hạ nghị sĩ Cộng hòa đã tiết lộ với hãng tin này rằng họ dự kiến sẽ có ít nhất 140 thành viên của Đảng Cộng hòa ở Hạ viện bỏ phiếu phản đối công tác kiểm phiếu đại cử tri vào 6/1 khi Quốc hội Mỹ xác nhận kết quả bầu cử Tổng thống.

Để có thể xem xét lại thì cần có sự phản đối của cả thành viên Hạ viện lẫn Thượng viện khi Quốc hội Mỹ kiểm phiếu. Thượng Nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley của Missouri đã tuyên bố ông sẽ lên tiếng phản đối.

Và điều này sẽ khiến các nhà lập pháp ở cả hai viện của Quốc hội Mỹ phải bỏ phiếu để xem liệu có chấp nhận chiến thắng của ông Biden hay không.

Trong trường hợp cả Hạ viện và Thượng viện đều nhất trí thì kết quả bầu cử mới không còn giá trị. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu cử tri đoàn chưa bao giờ bị Quốc hội Mỹ hủy bỏ kể từ thế kỷ 20.

23:41 ngày 06/01/2021

Thêm một Thượng nghị sĩ Cộng hòa dự định phản đối kết quả bầu cử của bang Arizona

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội Mỹ, Washington ban bố giới nghiêm, ông Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ James Lankford, bang Oklahoma. Ảnh: Getty

CNN đưa tin, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Oklahoma James Lankford ngày 6/1 cho biết ông dự định phản đối kết quả bỏ phiếu đại cử tri của bang Arizona: "Chúng ta có thể bắt đầu từ đó".

Ông Lankford cũng tiết lộ về khả năng phản đối kết quả của nhiều tiểu bang hơn, nhưng không cung cấp thêm chi tiết về điều này.

Trước đó, Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz đã lên kế hoạch phản đối kết quả bỏ phiếu đại cử tri của bang Arizona. Một số thượng nghị sĩ cũng đã phát tín hiệu về kế hoạch phản đối kết quả của ít nhất 3 tiểu bang, bao gồm Arizona, theo CNN.

23:31 ngày 06/01/2021

Nghị sĩ Mỹ được khuyên đi đường hầm tới Quốc hội vì lo ngại "biến lớn" ngày 6/1

Thông báo được gửi đi ngày 4/1 tới các thành viên của Hạ viện và Thượng viện có bao gồm hướng dẫn sử dụng các đường hầm ngầm để di chuyển giữa các công trình ở điện Capitol và các văn phòng khác vào ban ngày. Việc chặn một số tuyến đường và hoạt động biểu tình có thể sẽ ảnh hưởng tới việc di chuyển của các nghị sĩ cùng các nhân viên Nhà Trắng vào ngày 6/1 - thông báo cho hay.

Khuyến cáo trên được đưa ra là bởi giới chức địa phương lo ngại các cuộc biểu tình của người ủng hộ ông Trump tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bạo lực. Hướng dẫn được gửi cho các nhà lập pháp cũng kèm theo số điện thoại của cảnh sát điện Capitol và một số đơn vị binh sĩ được trang bị vũ khí. Các nhà lập pháp được kêu gọi tới điện Capitol vào sáng sớm, và nên tận dụng các nhà để xe có rào chắn và những điểm chốt an ninh khác.

Được biết, các tuyến hầm ngầm đi bộ ở dưới điện Capitol cho phép nhân viên và các nghị sĩ di chuyển giữa các văn phòng, Thư viện Quốc hội và tòa nhà chính. Ngày nay, chúng là một phần trong hệ thống an ninh của khu vực, nhưng trước đây các hầm ngầm được xây dựng vì lí do ít "to tát" hơn nhiều.

Ban đầu, chỉ có hai đường hầm ngầm: đường hầm xây năm 1909 kết nối các tòa nhà ở Dirkson và Cannon với hầm ngầm ở điện Capitol. Chúng được xây dựng vì thời tiết khó chịu ở Washington chứ không phải do vấn đề an ninh.

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội Mỹ, Washington ban bố giới nghiêm, ông Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 1.

Trong bài viết năm 1907, Washington Post cho hay: "Các hầm ngầm đã được xây dựng dựa trên ý tưởng cung cấp lối đi thuận tiện tới các văn phòng giữa những ngày thời tiết không đẹp. Như vậy, các nghị sĩ sẽ không cần phải đi ra ngoài trời để tới những văn phòng ở Capitol và ngược lại".

23:11 ngày 06/01/2021

Phó Tổng thống Mike Pence đứng trước áp lực lớn

Báo New York Times (NYT) cho biết ông Trump đã liên tục hối thúc cấp phó của mình - cả ở nơi công khai và riêng tư - tìm cách phát huy quyền hạn Chủ tịch Thượng viện để tạo cơ sở tín nhiệm cho những phát ngôn về gian lận bầu cử.

Nguồn tin này cho biết ông Pence đã dành nhiều thời gian tham vấn các nghị sĩ và luật sư trong những ngày gần đây về vai trò của ông trong Hiến pháp. Một số đồng minh của ông Pence cho biết vị phó tổng thống Mỹ đã nhận được nhiều lời khuyên trái chiều và đang đau đầu tìm cách tìm ra một hướng đi cân bằng.

Theo NYT, trong bữa trưa làm việc ngày 5/1, Phó Tổng thống Pence đã nói với ông Trump rằng mình không có quyền ngăn chặn việc chứng nhận kết quả bầu cử của đại cử tri, nhưng sẽ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này đến những giờ phút cuối cùng trước khi cuộc họp diễn ra.

Tổng thống Trump sau đó đã nhanh chóng lên tiếng phản bác thông tin của NYT là "tin giả", và cho biết ông Pence "có một số lựa chọn theo quy định của Hiến pháp Mỹ. Ông ấy có thể bác bỏ việc chứng nhận kết quả bầu cử, hoặc gửi trả kết quả về các bang để chính quyền tiểu bang tiến hành sửa đổi và xác nhận lại. Ông ấy cũng có thể bác bỏ việc chứng nhận các kết quả gian lận và vi hiến, sau đó chuyển các kết quả này xuống Hạ viện để tiến hành quy trình kiểm đếm lại từng bang".

Trước giờ họp Quốc hội, ông Trump lại tiếp tục đăng tweet hối thúc cấp phó của mình hãy "dũng cảm":

22:57 ngày 06/01/2021

Tổng thống Trump sắp có bài phát biểu trước những người biểu tình ở thủ đô Washington D.C

Căng thẳng tột độ: Người biểu tình xông vào Quốc hội Mỹ, Washington ban bố giới nghiêm, ông Trump điều Vệ binh quốc gia - Ảnh 1.

Nơi ông Trump dự kiến sẽ phát biểu

Hàng ngàn người ủng hộ nhiệt thành nhất của Tổng thống Trump đã đổ về thủ đô Washington D.C hôm 6/1 để tham gia cuộc biểu tình theo lời kêu gọi của Tổng thống, theo USA Today. 

Nhiều người tham gia biểu tình đều không đeo khẩu trang, dù số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc đang tăng mạnh. Một số người đeo khẩu trang màu đỏ với khẩu hiệu "Make America Great Again" (Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại". Những tiếng hô vang "USA" và khẩu hiệu "ngừng đánh cắp" vang lên ở nơi người biểu tình tập trung. 

Giới chức Washington đã chuẩn bị lực lượng cho những tình huống khẩn cấp và biểu tình bạo lực. Thị trưởng Muriel Bowser yêu cầu cư dân tránh xa khu vực trung tâm, đồng thời cảnh báo rằng "chúng tôi sẽ không cho phép hành động kích động bạo lực, đe dọa đến người dân hoặc phá hoại thành phố".

Colleen Cupp, một người ủng hộ Tổng thống Trump đến từ Indiana, cho biết cô không lo lắng về bạo lực vì đám đông rất thân thiện. 

"Chúng tôi ở đây để ủng hộ Tổng thống của mình," cô nói. "Tôi có cảm giác rất đoàn kết".

22:54 ngày 06/01/2021

Phiên kiểm phiếu đại cử tri của Quốc hội Mỹ sẽ diễn ra như thế nào?

Lưỡng viện Mỹ ngày 3/1 vừa qua đã thông qua bộ quy tắc kiểm phiếu đại cử tri của Quốc hội giống với những quy tắc đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ. 

Theo đó, người chủ trì cuộc họp lưỡng viện sẽ là Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence - Chủ tịch Thượng viện. Nếu ông Pence không thể thực hiện nhiệm vụ này vì lý do bất khả kháng, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền hoặc thượng nghị sĩ tại nhiệm lâu nhất sẽ dẫn dắt phiên họp.

Ngày phán quyết đã đến: Quốc hội Mỹ họp chứng nhận kết quả bầu cử, còn cơ hội nào cho ông Trump? - Ảnh 1.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence

Người Chủ trì phiên họp sẽ lần lượt mở và trình các giấy chứng nhận phiếu đại cử tri của từng bang theo thứ tự bảng chữ cái, sau đó trao cho người kiểm phiếu được hai viện chỉ định. Người này sẽ đọc to nội dung từng giấy chứng nhận và kiểm phiếu. 

Trong quá trình kiểm phiếu, các nhà lập pháp có quyền đưa ra ý kiến phản đối kết quả bầu cử kèm theo lý do. Người chủ trì phiên họp sẽ chỉ xem xét nếu khiếu nại được lập thành văn bản và có chữ ký của ít nhất một thành viên Hạ viện và một thành viên Thượng viện.

Buổi kiểm phiếu sẽ tạm dừng nếu văn bản khiếu nại hợp lệ. Khi đó, Hạ viện và Thượng viện sẽ tiến hành họp riêng để xem xét đơn khiếu nại và tổ chức bỏ phiếu chấp thuận hoặc phản đối. Nếu cả hai viện có đa số thành viên tán thành thì việc phản đối mới có giá trị, còn nếu không thì kết quả bỏ phiếu của đại cử tri sẽ được công nhận. 

Sau khi việc kiểm phiếu hoàn tất, người chủ trì cuộc họp sẽ công bố ai là người giành được đa số phiếu cho cả hai chức vụ tổng thống và phó tổng thống.

22:30 ngày 06/01/2021

Ông Trump kêu gọi người biểu tình đến sớm, đông đảo vào "ngày phán quyết" - Washington D.C triển khai Vệ binh Quốc gia

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/1 đã đăng tải dòng tweet xác nhận rằng ông sẽ có bài phát biểu trước những người ủng hộ tham gia cuộc tuần hành "Cứu Nước Mỹ" tại thủ đô Washington.  

"Tôi sẽ phát biểu tại CUỘC TUẦN HÀNH CỨU NƯỚC MỸ ở công viên Ellipse vào lúc 11 giờ trưa mai. Hãy đến sớm - Công viên mở cửa từ 7 giờ sáng. NHỮNG ĐÁM ĐÔNG LỚN!"

Trước đó, trước những lời kêu gọi biểu tình của Tổng thống Trump, thị trưởng Washington DC Muriel Bowser đã đề nghị Lầu Năm Góc kích hoạt 340 thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia tại thủ đô để hỗ trợ kiểm soát trật tự trong ngày 6/1. Hãng tin ABC cho biết Lầu Năm Góc đã chấp thuận yêu cầu này.

Giới chức địa phương dự đoán sẽ có hàng ngàn người đổ về trung tâm thủ đô trong ngày 6/1. Nhiệm vụ của lực lượng Vệ binh Quốc gia là hỗ trợ chính quyền và cảnh sát thành phố kiểm soát giao thông và hỗ trợ các dịch vụ khẩn cấp, cứu hỏa.

Lên trên
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại