Ngày này 224 năm trước, Càn Long băng hà, khép lại kỷ nguyên thịnh trị của một vị vua "lắm tài nhiều tật"

Alexx |

Vào ngày 7/02/1799, một vị vua quyền lực của Trung Quốc đã băng hà, chấm dứt một trong những thời kỳ thịnh trị nhất của lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Vua Càn Long, tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, sinh ngày 13 tháng 8 (âm lịch) năm 1711. Ông là con trai thứ tư của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế. Càn Long lên ngôi từ năm 1736 và trị vì 61 năm - thời gian cai trị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Theo sử sách ghi chép, dưới thời của vị vua này, Trung Quốc đã được nhiều nước trên thế giới biết tới và được mệnh danh là thời kỳ “Khang Càn thịnh thế”.

Càn Long đã có những quyết sách đúng đắn trong nhiều lĩnh vực và đóng góp rất nhiều cho sự phát triển thịnh vượng của nhà Thanh nói riêng hay Trung Quốc sau này nói chung.

Kinh tế

Ngày này 224 năm trước, Càn Long băng hà, khép lại kỷ nguyên thịnh trị của một vị vua lắm tài nhiều tật - Ảnh 1.

Kinh tế dưới thời vua Càn Long được mệnh danh là thời kỳ “Khang Càn thịnh thế”.

Dù chủ yếu kế thừa nhiều thành tựu và của cải từ thời Khang Hy, Ung Chính, nhưng không thể phủ nhận rằng vua Càn Long đã có những chính sách phát triển kinh tế rất tốt, chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp và khai thác khoáng sản.

Nhắc đến chủ trương của vị vua này, không thể không kể đến chính sách “cải thổ quy lưu”. Ông đã đưa những vùng đất hoang ở biên giới vốn do thổ hào cai quản, nhập làm một với đất công, chịu sự quản lý và thu tô thuế của nhà nước. Chính nhờ chính sách tài tình này, nhà Thanh đã mở rộng một diện tích đất nông nghiệp lớn và giải quyết được các vấn đề canh tác cho người dân.

Đặc biệt, Càn Long còn được mệnh danh là ông hoàng ngoại giao khi dưới thời kỳ trị vì của ông, việc buôn bán với nước ngoài, chủ yếu là phương Tây cực kỳ phát triển.

Quân sự

Về lĩnh vực quân sự, Càn Long đã khẳng định được bản thân là một nhà chiến lược quân sự tài ba. Trong suốt 61 năm cai trị, ông đã thực hiện 10 chiến dịch quân sự lớn, dù không hoàn toàn thắng lợi nhưng đã để lại nhiều bài học quý báu cho thế hệ sau này.

Ngày này 224 năm trước, Càn Long băng hà, khép lại kỷ nguyên thịnh trị của một vị vua lắm tài nhiều tật - Ảnh 2.

Kể từ khi kế vị, năm đầu tiên, Càn Long đã cho quân đội đi thu phục nhiều bộ tộc lớn mạnh ở các khu vực như Tây Tạng, Mông Cổ.... Nhờ đó, lãnh thổ Trung Quốc đã được mở rộng tối đa, thêm khoảng 14.000.000 km vuông (hiện nay là khoảng 9.600.000 km vuông).

Chính sách đối nội - đối ngoại

Dưới thời cai quản của mình, vua Càn Long đã xóa bỏ nhiều chính sách phân biệt giữa người Mãn Châu và người Hán. Ông thi hành chủ trương “Mãn-Hán” một nhà. Đặc biệt, ông cũng đưa những văn sĩ người Hán vô tội bị đày ra biên giới quay trở về quê nhà. Chính bởi vậy, ở thời kỳ này, nhân tài đất nước nhiều hơn hẳn triều đại của Khang Hy và Ung Chính.

Về mặt đối ngoại, Càn Long có các quan điểm rất cứng rắn về vấn đề chủ quyền. Năm 1793, phái đoàn ngoại giao của nước Anh đã tới Bắc Kinh và yêu cầu vua Càn Long để họ được tự do buôn bán, giảm miễn thuế và sử dụng một số hòn đảo tại Quảng Châu làm nơi tập kết hàng hóa. Tuy nhiên, bằng chính sách mềm dẻo, vị vua đã từ chối những yêu cầu này một cách khéo léo mà vẫn giữ được mối quan hệ ngoại giao.

Văn hóa

Càn Long cũng là một người đóng góp rất lớn cho lịch sử văn hóa Trung Quốc. Ông đã cho ra Tứ khố toàn thư, bộ bách khoa toàn thư lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ngoài ra, Càn Long cũng cho biên soạn nhiều bộ sách lớn như “Đại Thanh hội điển”, “Đại Thanh nhất thống chí”, “Y tôn kim giám”. “Hồng lâu mộng” cũng xuất hiện vào thời kỳ này.

Vị vua “lắm tài nhiều tật”

Ngày này 224 năm trước, Càn Long băng hà, khép lại kỷ nguyên thịnh trị của một vị vua lắm tài nhiều tật - Ảnh 3.

Càn Long được ghi chép là một vị vua phong lưu đa tình

Bên cạnh những quyết sách tài ba, Càn Long cũng được ghi chép là một vị vua phong lưu đa tình. Ông có tam cung lục viện, hơn 40 phi tần và hàng ngàn cung tần mỹ nữ.

Chưa hết, Càn Long tạo ra nhiều của cải nhưng cũng “tiêu xài” rất nhiều. Theo sử sách ghi chép lại, từ Hàng Châu đến Bắc Kinh, ông đã cho xây dựng 36 hành cung, cứ cách một đoạn ngắn lại có một nhà nghỉ. Đoạn đường vua đi qua cũng đều phải trải thảm và che nắng bằng lụa.

Trong một lần Càn Long đi tuần xuống phía Nam, chỉ riêng thuyền to đã huy động hơn một nghìn chiếc. Chiếc thuyền mà nhà vua và các phi tần ngồi phải dùng sức kéo của rất nhiều dân phu. Ngựa được huy động đến 6.000 con, lạc đà 600 con và phu dịch gần một ngàn ngườI.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, những năm Càn Long đế trị vì là thời kỳ hưng thịnh nhất của triều đại nhà Thanh. Ông mất ngày 7/2/1799, thọ 89 tuổi và là vị vua sống lâu thứ 2 trong lịch sử Trung Quốc.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại