Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội cho biết quý IV/2014 có 22,2 triệu lao động làm công hưởng lương, chiếm 41,62%, tăng 0,59 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,64 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số lao động làm công hưởng lương, 36,1% làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn (HĐLĐ không XĐTH). Tỷ lệ này cao nhất ở khu vực nhà nước (86,5%), thấp nhất ở khu vực kinh tế hộ/cá thể (1%).
Tuy nhiên, có đến trên 40% lao động làm việc theo thỏa thuận miệng hoặc không có hợp đồng lao động (không HĐLĐ); 95,9% lao động trong khu vực kinh tế hộ/cá thể thuộc nhóm này.
So với quý III/2016 và cùng kỳ trước đó, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương tăng khá.
Cụ thể, trong quý IV/2016, thu nhập bình quân tháng của nhóm này là 5,08 triệu đồng, tăng 143 nghìn đồng (2,9%) so với quý 3/2016, và tăng 412 nghìn đồng (8,8%) so với cùng kỳ năm 2015.
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương
Lao động làm việc thuộc các nhóm nghề CMKT bậc cao, thợ thủ công, thợ vận hành máy và lao động giản đơn quý IV/2016 đều có thu nhập cao hơn quý III/2016 và cùng kỳ năm 2015. Nhóm thợ thủ công có mức tăng thu nhập cao nhất (15,05%).
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương theo nhóm nghề
Quý IV/2016, lao động làm việc trong ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có thu nhập cao nhất, gấp 2,25 lần so với nhóm thấp nhất (NLTS).
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương theo loại hình doanh nghiệp
Quý IV/2016, thu nhập bình quân của lao động trong các hình thức sở hữu đều tăng, trong đó khu vực nước ngoài có mức tăng cao nhất so với quý 3/2016 và cùng kỳ năm 2015.
Cũng trong quý có 20,2% lao động làm công hưởng lương thuộc nhóm thu nhập thấp (dưới 3 triệu đồng/tháng), giảm 0,01 điểm phần trăm so với quý III/2016.