Ngành sản xuất vũ khí giả làm mồi nhử đắt hàng nhờ xung đột Ukraine

Hoàng Trang |

Cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về vũ khí thật lẫn vũ khí giả bơm hơi dùng làm “mồi nhử” trên chiến trường.

Ngành sản xuất vũ khí giả làm mồi nhử đắt hàng nhờ xung đột Ukraine - Ảnh 1.

Mô hình bơm hơi của hệ thống HIMARS. Ảnh: AP

Công ty Inflatech của Séc đang sản xuất hơn 30 loại mồi nhử quân sự bơm hơi khác nhau, từ xe tăng, xe bọc thép cho đến máy bay và pháo. Họ cũng cung cấp các phiên bản mồi nhử của Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS) do Mỹ sản xuất, nằm trong số hàng tỷ USD viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine.

Ngành sản xuất vũ khí giả làm mồi nhử đắt hàng nhờ xung đột Ukraine - Ảnh 2.

Mô hình xe tăng Abrams. Ảnh: AP

Giám đốc điều hành của Inflatech, ông Vojtech Fresser không tiết lộ liệu các lực lượng Ukraine có sử dụng mồi như của công ty này trong xung đột Nga hay không, nhưng ông cho biết rằng hoạt động kinh doanh của Inflatech đã tăng hơn 30% vào năm ngoái. Ông Fresser kỳ vọng tăng trưởng sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong ít nhất 3 đến 5 năm nữa.

Mặc dù không bình luận trực tiếp về vấn đề hỗ trợ cho Ukraine, nhưng ông nói: “Tôi có thể tưởng tượng rằng nếu chúng tôi muốn hỗ trợ một quốc gia đối tác đang gặp khó khăn, chúng tôi sẽ gửi cho họ những vũ khí bơm hơi”.

Ngành sản xuất vũ khí giả làm mồi nhử đắt hàng nhờ xung đột Ukraine - Ảnh 3.

Ảnh: AP

Có trụ sở tại thị trấn Decin ở phía Bắc nước Séc, Inflatech hiện sản xuất đến 50 loại vũ khí mồi nhử mỗi tháng. Chúng được bán cho các quốc gia không xác định. Và tất cả hoạt động xuất khẩu trên đều cần được chính phủ của quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chấp thuận.

Inflatech sử dụng chất liệu nhẹ, chẳng hạn như tơ nhân tạo, nên tổng trọng lượng của một chiếc xe tăng giả tối đa là 100 kg. Cần bốn người lính để vận hành một mồi nhử như vậy và 10 phút là đủ để mở và thổi phồng một chiếc xe tăng giả.

Ngành sản xuất vũ khí giả làm mồi nhử đắt hàng nhờ xung đột Ukraine - Ảnh 4.

Ảnh: AP

Những vũ khí mồi nhử này có thể góp phần vào chiến thắng trên mặt trận bằng cách đánh lừa gây hao tổn cho quân địch. Chúng đánh lừa máy ảnh, máy tầm nhiệt và radar để khiến đối phương tin rằng họ đã xác định chính xác mục tiêu và triển khai tên lửa đắt đỏ để tiêu diệt nó.

Ban đầu, những mồi nhử này được phát triển cho mục đích huấn luyện và có giá lên tới 100.000 USD mỗi chiếc.

Ngành sản xuất vũ khí giả làm mồi nhử đắt hàng nhờ xung đột Ukraine - Ảnh 5.

Ảnh: AP

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại