Rừng Amazon, nơi loài "quái vật" trăn Anaconda sinh sống là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới vào thời điểm hiện tại. Đồng thời, nơi đây cũng là hệ sinh thái lớn bậc nhất, với hệ thống sinh vật phong phú và đa dạng, cùng các bộ tộc thiểu số "độc nhất vô nhị".
Xét trên nhiều góc độ, Amazon là một biểu tượng đặc trưng của cái gọi là "vẻ đẹp thiên nhiên". Nhưng có một sự thật đáng buồn là khu rừng đã và đang bị con người tàn phá nghiêm trọng. Và sự thật ấy đã được các nhiếp ảnh gia khắc họa ngay trong những bức ảnh dưới đây.
Hãy thử ngắm nhìn để thấy Amazon đẹp như thế nào, và con người đã tàn phá nó ra sao.
Khu rừng rộng tới gần 7 triệu m2, bao phủ phần lớn vùng Tây Bắc Brazil, kéo sang Colombia và Peru, cùng nhiều quốc gia khác tại Nam Mỹ.
Sông Amazon - một trong những con sông dài nhất thế giới với chiều dài 4600km
Với danh hiệu: hệ sinh thái lớn nhất, không ngạc nhiên khi Amazon là quê hương của 10% sinh vật trên toàn thế giới (những loài đã được biết đến).
Khu rừng cũng là nơi sinh sống của hơn 350 bộ tộc thiểu số, như bộ tộc Huni Kui. Họ sống trong những ngôi nhà lớp bằng lá, được gọi là shubua
Cách thức họ sinh hoạt thường ngày vẫn dựa vào tự nhiên: săn bắn, câu cá
Một số bộ tộc thậm chí không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ sống ở những khu vực hoàn toàn biệt lập của khu rừng, nơi không có bóng dáng của nền văn minh nhân loại ngoài kia.
Nhưng sự thật đáng buồn là con người văn minh không để họ yên. Trong vòng 50 năm gần nhất, 17% diện tích rừng Amazon đã biến mất.
Cái cây duy nhất còn sót lại ở nơi trước kia là cả một khu rừng
Gần như mọi hoạt động chặt phá rừng tại Amazon đều là bất hợp pháp
Không chỉ do chặt phá rừng, các hoạt động khai thác vàng trái phép cũng góp phần khiến hệ sinh thái sụp đổ. Trong nhiều năm, cảnh sát đã phải phối hợp cùng thổ dân để ngăn chặn điều đó.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có những người đến Amazon để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Ngoài ra, nỗ lực bảo tồn của nhà chức trách cũng đang dần có kết quả tốt.
Nguồn: Business Insider