Năm 1984, Quân đội Trung Quốc kỷ niệm 35 năm ngày quốc khánh, đây là dịp để họ phô trương sức mạnh của mình.
Mặc dù vậy dễ nhận thấy rằng vào thời điểm đó, Quân đội Trung Quốc được trang bị khá lạc hậu, chủ lực của lực lượng tăng thiết giáp chỉ là dòng chiến xa Type 59/69 với một số ít ỏi Type 80 đời mới hơn.
Xe thiết giáp chở quân Type 63 giữ vai trò "taxi chiến trường" cơ bản của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Không chỉ có phương tiện, trang phục của những người lính tham gia buổi lễ duyệt binh lớn trên vẫn rất đậm "chất công nông", vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của Quân đội Trung Quốc khi đó vẫn là khẩu Type 56.
Pháo tự hành bánh xích PLZ-83 (Type 83) cỡ 152 mm của Trung Quốc được xem là phiên bản sao chép có chỉnh sửa từ khẩu 2S3 Akatsiya của Liên Xô, đây là thứ vũ khí tương đối hiện đại vào thời điểm năm 1984.
Các hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Trung Quốc, quân đội nước này gần như là lực lượng duy nhất trên thế giới đưa rocket chống ngầm trang bị cho tàu mặt nước lên bờ để tác chiến.
Tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-8 (Hồng Tiễn 8) được Trung Quốc tạo ra trên cơ sở nghiên cứu loại BGM-71 TOW của Mỹ, thứ vũ khí này hiện nay vẫn còn trong biên chế với quy mô rất lớn.
Tên lửa phòng không tầm trung - xa HQ-2 (Hồng Kỳ 2) lúc này giữ trọng trách xương sống, bảo vệ bầu trời tại các địa bàn trọng yếu của Trung Quốc, nó chính là phiên bản sao chép S-75 Volga/Dvina của Liên Xô.
Các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc là quân bài đáng kể nhất của lực lượng vũ trang nước này, chúng đều lắp đầu đạn hạt nhân để sẵn sàng phản ứng trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Liên Xô.
Đi sau đội hình tên lửa đạn đạo liên lục địa là tên lửa hành trình chống hạm SY-2, đây là một sản phẩm sao chép có cải tiến từ P-15 Termit của Liên Xô, vũ khí này hiện đã bị loại biên hoàn toàn.
Lính thủy đánh bộ Trung Quốc với súng trường tấn công Type 81 cỡ 7,62 mm, so với hình ảnh ngày nay thì thật khó tưởng tượng nổi quân đội nước này nói chung và lực lượng hải quân nói riêng đã tiến xa tới mức nào.
Đội hình máy bay cường kích Nanchang Q-5, đây là phiên bản do Trung Quốc hoán cải từ khung thân tiêm kích đánh chặn J-6/MiG-19 cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, vào thời điểm đó đây vẫn là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng nước này.