Các chuyên gia chính trị - quân sự theo dõi cuộc đối đầu địa chính trị giữa Nga và Mỹ đã rất bất ngờ khi lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội Mỹ, thông qua người Anh, tướng Harvey Smythe, Phó nguyên soái không quân, Cục trưởng Cục Không gian thuộc Bộ Quốc phòng của Nữ hoàng yêu cầu Nga cho người Mỹ xin được gặp… để đàm phán.
Nga OK, và cuộc đàm phán xảy ra ngày 27/7/2020 tại Vienna, kéo dài hơn 13 giờ nhưng không thành công, tất nhiên thôi!
Người Nga đã "nghênh ngang" làm gì "giữa các vì sao"?
Vào tháng 3 năm 2018, khi Tổng thống Putin công khai 6 loại vũ khí mới, tuy giới chính trị, truyền thông (loại điếc không sợ súng) lu loa rằng đó chỉ là "phim hoạt hình Putin" nhưng giới quân sự thì không, họ run rẩy, im lặng theo dõi và tìm cách chống phá.
Tuy nhiên có một thứ "vũ khí mới, ngoài định luật vật lý thông thường" thì Putin không công bố, nhưng đã khiến Quân đội Mỹ hết sức tức giận, lăng mạ người Nga, đó là Vệ tinh Kosmos 2542 và phóng ra "con" của nó là Vệ tinh Kosmos 2543 hay còn được gọi là Vệ tinh "thanh tra".
Vào ngày 25/11/2019, từ Sân bay vũ trụ Plesetsk, Nga phóng vệ tinh Kosmos 2542 vào không gian gần trái đất bằng một tên lửa Soyuz. Giới phân tích quân sự Mỹ theo dõi thấy chuyện lạ: vào ngày 6/12/2019, từ Kosmos 2542 phóng ra vệ tinh Kosmos 2543 với tốc độ 700 km/h.
Và rồi phép màu xuất hiện Kosmos 2542 và 2543 bắt đầu lần lượt kiểm tra các vệ tinh khác của Nga, của Mỹ, tiến hành các cuộc diễn tập đáng kinh ngạc trong không gian, mà đòi hỏi có một mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ. Xin lưu ý với các bạn rằng bắn ra trong không gian vũ trụ một "quả" vệ tinh với vận tốc 700km/h không phải chuyện đùa.
Rõ ràng là tất cả các radar của Mỹ khi theo dõi những hành động "nghênh ngang" này của người Nga, họ không chỉ chú ý đến tỷ lệ sức mạnh trên trọng lượng của các "vị khách" đến từ Nga, mà còn là sức mạnh khổng lồ chứa trong khối lượng rất nhỏ của vệ tinh.
Ở đây cần làm rõ một số điều: không có tọa độ Descartes trong không gian vũ trụ. Không thể sử dụng các khái niệm trên-dưới, trái-phải, tiến-lùi.
Chỉ có một điểm tham chiếu vô điều kiện - tâm khối lượng của hành tinh Trái đất; và để tính toán hướng đi của tàu, cần phải biết các góc, tốc độ gia tốc và thời gian…
Để tính toán tất cả những điều này, Kosmos 2543 và 2542 thực sự cần những "bộ não" mạnh mẽ, từ ngay trên vệ tinh mà không phải tín hiệu từ Trái đất đến vì tín hiệu này có độ trễ và nó có thể bị bóp méo.
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận điều này và cho rằng, "Mục đích của cuộc thử nghiệm là tiếp tục công việc đánh giá tình trạng kỹ thuật của các vệ tinh nội địa". Tuy nhiên, Mỹ không cho là như vậy.
Nga phóng vệ tinh Kosmos 2542 lên quỹ đạo
Các vệ tinh Kosmos 2542 và Kosmos 2543, dường như đang thực hiện một sứ mệnh khác, khi vào giữa tháng 1/2020, chúng đã đi ngang gần vệ tinh của Mỹ là USA 245, được các chuyên gia không gian biết đến là KH-11.
Nói về KH-11, nó được các chuyên gia trong lĩnh vực này xem như là Kính viễn vọng Không gian Hubble. Tuy nhiên, thay vì nhìn chằm chằm vào khoảng không gian rộng lớn, các cảm biến và camera của vệ tinh được chiếu thẳng vào trung tâm của các cơ sở quân sự tối mật của đối thủ nước ngoài.
Một vệ tinh KH-11, là USA 224, được nhiều nhà phân tích cho rằng đã chụp được hình ảnh của Trung tâm Vũ trụ Imam Khomeini của Iran mà Tổng thống Donald Trump đăng lên Twitter hồi tháng 8/2019. Bức ảnh rất chi tiết, bạn có thể nhận ra các ký tự tiếng Farsi được viết dọc theo cạnh của bệ phóng.
Các hoạt động trên không gian của Kosmos 2543 và 2542 đã được các chuyên gia và Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ theo dõi đã nhận thấy:
"Quỹ đạo tương đối thực sự được thiết kế khá thông minh, nơi Kosmos 2542 có thể quan sát một mặt của KH-11 khi cả hai vệ tinh lần đầu tiên đi vào ánh sáng mặt trời và vào thời điểm chúng đi vào nhật thực, nó đã di chuyển sang phía bên kia".
Rằng, "tất cả chỉ là bằng chứng tình huống, nhưng có rất nhiều tình huống khiến nó trông giống như một 'vệ tinh thanh tra' của Nga đang kiểm tra một vệ tinh do thám của Mỹ".
Tại sao Mỹ toát mồ hồi lạnh, vội vã… xin đàm phán?
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ, tướng Jonh Raymond chắc là đã toát mồ hôi lạnh, khi bật thốt lên: "Nga đang chứng tỏ khả năng mà Mỹ đã chứng kiến lần đầu tiên cách đây 3 năm, khi Moscow thử nghiệm công nghệ Matryoska - búp bê làm tổ".
Ông nói: "Năm 2017, họ phóng một vệ tinh, rồi vệ tinh này lại phóng một vệ tinh khác. Các vệ tinh phóng ra vệ tinh thể hiện các đặc điểm của một hệ thống vũ khí khi một trong các vệ tinh đó phóng một quả đạn tốc độ cao vào không gian".
Rõ ràng, nếu như Nga đã thực hiện được điều này thì việc bắn cho nổ tung một vệ tinh trên không gian lại quá dễ dàng. Nhưng thay vì điều đó, Nga muốn "quả đạn" được phóng ra đó làm chức năng "thanh tra" các vệ tinh do thám Mỹ, sau đó "bàn giao dữ liệu" cho các nhà khoa học Nga để phân tích.
Brian Weeden, một cựu sĩ quan Không quân và chuyên gia về an ninh vũ trụ tại Secure World Foundation, cho biết "định vị của vệ tinh Nga có thể cho phép nó xác định những thứ như KH-11 đang "chỉ" ở đâu (để mặt đất đánh lừa bức ảnh chụp của nó), cũng như lịch trình hoạt động và cách sử dụng chúng".
Hơn nữa, nếu các vệ tinh của Nga được trang bị các đầu dò phát xạ điện tử, chúng có thể lắng nghe các tín hiệu tần số vô tuyến để thử tìm ra cách KH-11 giao tiếp và thậm chí cố gắng đánh chặn các liên lạc đó.
Tiêm kích MiG-31 của Nga sở hữu khả năng tiêu diệt vệ tinh "độc nhất vô nhị".
Todd Harrison, Giám đốc của Dự án An ninh Hàng không Vũ trụ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói: "Có rất nhiều thứ có thể làm được. Họ có thể chỉ đơn giản là đang thực hành các cuộc diễn tập trên quỹ đạo hoặc báo hiệu cho Mỹ rằng họ có khả năng này".
Trong hơn một thập kỷ qua Mỹ ngăn chặn nỗ lực của Nga và Trung Quốc trong việc soạn thảo các hiệp ước kiểm soát vũ khí trong không gian.
Vì Mỹ xác định trong không gian giữa các vì sao chỉ có Mỹ mới đủ khả năng để triển khai mọi thứ mình muốn thì việc gì Mỹ phải tự trói mình.
Thật vậy, trở lại thời chính quyền TT Bush GW., Mỹ lập luận rằng "không có bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào trong không gian cần được giải quyết bằng các hiệp định quốc tế".
Còn chính quyền dưới thời ông Obama thì cũng từ chối các cuộc đàm phán về một hiệp ước kiểm soát vũ khí ngoài không gian có tính ràng buộc pháp lý.
Trên mặt đất, những hiệp ước về ngăn chặn chạy đua vũ trang thì Mỹ đều đã rút bỏ như INF, Bầu trời mở… Vậy tại sao hôm nay Mỹ vừa công kích Nga là "đạo đức giả" lại vừa xin được đàm phán với Nga về lĩnh vực chiến tranh không gian? Phải chăng Mỹ trở nên "yêu chuộng hòa bình"?
Logic của chiến tranh, kẻ yếu, thất thế thì xin được đình chiến, đàm phán để hoặc chọn cách thua trong thế có lợi nhất hoặc kéo dài thời gian hồi phục cho trận đấu mới hòng thay đổi cục diện chiến trường. Thật thú vị, trong cuộc chiến không gian, Mỹ đang trong tình thế đó với Nga.
Đừng đánh giá thấp trí tuệ người Nga, đặc biệt là vũ khí và công nghệ hàng không vũ trụ!