Quan hệ TT Trump và Nga
Reuters đưa tin, ước tính khoảng 14 tháng sau khi ông Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, Moscow gần như vẫn không thể đến gần với Washington để tiến tới quan hệ cải thiện hơn.
Tổng thống Trump thậm chí đã miễn cưỡng ký vào các trừng phạt mới nhằm vào Moscow trong mùa hè năm ngoái với cáo buộc Nga có liên quan trong bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Tuần trước, Tổng thống Trump đã tuyên bố trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa lãnh sự quán Nga tại Seattle sau các cáo buộc cho rằng Nga có liên quan trong vụ đầu độc cựu điệp viên Sergey Skripal tại Anh.
Nga liên tục nhìn thấy quan hệ với phương Tây xuống mức thấp nhất khiến các nhà quan sát nghi ngờ về một Chiến tranh Lạnh mới đang diễn ra. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các lựa chọn về việc thay đổi chiến lược và khả năng hướng về Mỹ sẽ rất hạn chế trong nhiệm kỳ mới. Một lựa chọn tiếp theo là Moscow có thể sẽ tiếp tục tạo thêm sự chia rẽ của phương Tây trong thời gian tới đồng thời đi đến gần hơn với Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, mối quan hệ với Washington được xem là trung tâm trong chính sách của Nga.
"Washington gần đây liên tục bày tỏ việc đối phó với các mối đe dọa từ phía Nga. Điều này trở nên ngớ ngẩn và dự báo cho thời kỳ đen tối của Chiến tranh Lạnh đang quay trở lại", người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài liên bang Nga cho biết ngày 4/4.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo vào đầu tuần này về các vấn đề đang trở nên tồi tệ hơn so với thời Chiến tranh Lạnh giữa phương Đông và phương Tây sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
"Hiện tại, như những gì tôi thấy, các đối tác phương Tây đang gạt sang bên tất cả các nguyên tắc", ông Lavrov nói.
Trước đó, chiến tranh Lạnh đã nhìn thấy giữa Liên bang Xô viết và Mỹ cùng với mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân trên thế giới cho đến khi liên bang Xô viết sụp đổ vào năm 1991. Tuy nhiên, xung đột tiếp tục kiểm soát thông qua các hiệp ước vũ khí, các hội nghị thượng đỉnh giữa các siêu cường.
Theo Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Konstantin Kosachev, các thay đổi vẫn có thể xảy ra xét ở mối tương quan với cuộc chiến không luật lệ.
"Các rủi ro về mất thông tin, tính sai lệch và sự leo thang đột ngột trong điểm nóng chiến tranh có thể xảy ra ở mức độ lớn hơn cả Chiến tranh Lạnh", ông Konstantin Kosachev nói.
Nga có thể tìm thấy hy vọng cải thiện quan hệ với Mỹ
Tổng thống Trump đã chỉ định ông John Bolton ở vai trò cố vấn an ninh quốc gia Mỹ mới trong khi ông Mike Pompeo thay thế ông Tillerson ở vai trò Ngoại trưởng Mỹ. Theo các nhà quan sát, điều này có thể xem là chính sách ngoại giao có phần thay đổi của Tổng thống Mỹ vào tháng trước.
Khi nhắc đến Mỹ, các nguồn tin cho rằng Moscow không sẵn sàng thay đổi lộ trình, nhượng bộ hay đưa ra các sáng kiến mới.
"Nga sẽ tiếp tục tiến tới các gắn kết chỉ khi Mỹ sẵn sàng làm điều này. Và nếu đối mặt với hành động khiêu khích, giống như việc trục xuất các nhà ngoại giao thì Moscow sẽ có phản ứng giống như vậy", các nhà hoạch định chính sách cho biết.
"Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là mở cánh cửa đàm phán và chờ đợi xem những gì tiếp tục diễn ra. Đây là quan điểm vượt trội", ông Andrey Kortunov, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.
Đặc biệt, Moscow vẫn muốn giữ cánh cửa mở ra Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin và cho rằng, đối thoại giữa Nga và Mỹ về ổn định hạt nhân chiến lược nhằm đối phó với cuộc đua vũ trang.
Theo các nhà quan sát, kịch bản cho mối quan hệ này nhiều khả năng sẽ đi xuống.
"Washington đang chuẩn bị cho Chiến tranh Lạnh mới", chuyên gia chính sách ngoại giao thân Kremlin Fyodor Lukyanov cho biết.
"Chưa có tín hiệu hy vọng cải thiện quan hệ giữa hai nước trong tương lai", ông Lukyanov nói thêm.
"Trong khi mối quan hệ tốt hơn với Mỹ được xem là khả năng xa thì quan hệ cải thiện giữa Pháp và Đức đang được xem là cơ hội tuyệt vời cho việc đầu tư chính trị", ông Kortunov nói.
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov đã đánh giá cao ý thức mang tính chất xây dựng của Pháp sau khi Pháp khẳng định Tổng thống Macron sẽ thăm Nga vào tháng Năm.
Ông Lukyanov cho biết, Moscow nên tìm cách tăng cường quan hệ với Bắc Kinh và Delhi khi các nước này không hề bị ảnh hưởng từ các sức ép của phương Tây nhằm vào Nga.
Moscow tin tưởng quân bài duy nhất của Nga đối với Mỹ là Tổng thống Trump. Trong mắt của Nga, điều này có thể mang đến cho Moscow ít nhiều hy vọng trong bối cảnh Quốc hội và Chính quyền Mỹ luôn hoài nghi với nước này.