Drone Lancet-3 với đôi cánh hình chữ thập khác thường
Nhà sản xuất máy bay không người lái này cũng đang nghiên cứu triển khai một "bãi mìn trên không" có thể đánh chặn máy bay không người lái của đối phương. Gần đây, máy bay không người lái (UAV) đã cho thấy "sự phiền toái" đối với lực lượng phòng không của Nga.
Nga đã tụt hậu rõ rệt so với Mỹ, Trung Quốc, Israel và những nước khác trong lĩnh vực hàng không không người lái.
Ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã đạt được nhiều thành công hơn trong việc phát triển và xuất khẩu máy bay không người lái quân sự mới và được ca ngợi là một "siêu cường máy bay không người lái" mới, trong khi xuất khẩu của Nga có xu hướng chỉ giới hạn ở một số ít quốc gia.
Nga đang bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng, bao gồm từ máy bay không người lái tàng hình cỡ lớn đến các thiết bị chiến thuật cầm tay.
ZALA Aero Group là nhà sản xuất các hệ thống không người lái hàng đầu ở Nga. Được thành lập bởi những người đam mê máy bay không người lái vào năm 2005, công ty đã phát triển từ năm người lên hơn 270 người, và vào năm 2015 được mua lại bởi Kalashnikov Concern, công ty chi nhánh của tập đoàn Kalashnikov.
ZALA cho biết tính đơn giản và độ tin cậy của máy bay không người lái của họ có thể so sánh với những khẩu súng trường tấn công AK nổi tiếng của chủ sở hữu mới, tập đoàn Kalashnikov.
Mô phỏng cảnh Lancet-3 đánh chặn UAV đối phương
Các lực lượng Nga đã sử dụng drone một cách rộng rãi trong việc do thám. Đặc biệt, chúng liên kết chặt chẽ với các đơn vị pháo binh tầm xa, tấn công các mục tiêu trong một số cuộc xung đột bằng các vụ phóng tên lửa hàng loạt với sức tàn phá khủng khiếp trước khi đối phương kịp phản ứng.
ZALA’s Kub, được ra mắt vào năm 2019, có sải cánh dài 1,3m và mang lượng nổ nặng 3,2kg đến các tọa độ mục tiêu được chỉ định. Chiếc Lancet-3 ra đời cùng năm với đôi cánh hình chữ thập khác thường, mang cùng một đầu đạn nhưng còn mang theo một máy quay video để người điều khiển có thể hướng nó tới mục tiêu.
Theo báo cáo, Lực lượng Đặc nhiệm Nga sử dụng cả hai loại ở Syria, trong đó có hàng chục chiếc Lancet-3 đã chứng minh mức độ thành công cao.
Hiện tại, những chiếc máy bay không người lái như vậy có vẻ được sử dụng với số lượng nhỏ, nhưng có thể có tác động lớn hơn nếu chúng được triển khai rộng rãi.
Samuel Bendett, một chuyên gia về các hệ thống không người lái của Nga, nói: Nếu mỗi đơn vị cơ giới được trang bị máy bay không người lái kiểu "lảng vảng", điều đó sẽ tạo ra cơ hội tấn công chiều sâu đáng kể và giúp các đơn vị Nga linh hoạt, độc lập hơn trong chiến đấu.
Các nhà phân tích quân sự Nga cũng rất lo ngại về các hành động gần đây ở Syria và trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan, nơi hệ thống phòng không do Nga chế tạo đã bị tiêu diệt bởi máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Những loại drone cảm tử, "bãi mìn trên không" có thể đưa ra giải pháp đối phó khả thị.
ZALA nói rằng họ đang nghiên cứu biến Lancet, biến nó thành một máy bay đánh chặn máy bay không người lái. Một bầy Lancet sẽ tuần tra bên trên các binh sĩ thiện chiến, mỗi drone này đảm trách một vùng không phận rộng 20 dặm vuông, sẵn sàng đối phó với bất kỳ loại máy bay không người lái thù địch nào.
Những kẻ tấn công sẽ bị đánh chặn bằng một drone cảm tử mang thuốc nổ và mục tiêu dễ thấy là máy bay không người lái loại Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.