Nga ra mắt mô hình tên lửa tái sử dụng hạng nhẹ ‘siêu độc’

Thanh Bình |

RIA đưa tin, mô hình tên lửa hành trình tái sử dụng đầu tiên của Nga có tên “Krylo-SV” được trình bày tại Trung tâm công nghệ quân sự Era.

Cụ thể, mô hình tên lửa hành trình “Krylo-SV” cao hơn một chút so với con người, được sơn màu trắng và xanh. Trên tên lửa mang in logo của Quỹ nghiên cứu tiên tiến (FPI), Cơ quan hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos), Tập đoàn chế tạo máy bay Thống nhất (UAC) và Viện Nghiên cứu Chế tạo máy Trung ương (TsNIIMash).

Vào tháng 2, có báo cáo cho rằng hội đồng khoa học và kỹ thuật của FPI đã quyết định bắt đầu phát triển tên lửa mang có thể tái sử dụng đầu tiên của Nga “Krylo-SV”. Vụ phóng thử nghiệm đầu tiên tên lửa này được lên kế hoạch vào đầu năm 2023.

“Krylo-SV” là tên lửa hành trình có thể tái sử dụng dành cho tên lửa hạng nhẹ, thiết kế sơ bộ đã được chuẩn bị và bảo vệ ngày 29/5/2019 tại FPI với nhiều đánh giá tích cực. Nhà thầu chính của dự án là công ty CT EMZ Myasishchev.

Tham gia vào dự án còn có các doanh nghiệp ngành hàng không và không gian Nga. Các chuyên gia của Roscosmos sẽ tham gia tích cực vào công việc này.

Trước đó, theo đại diện của FPI, Quỹ này sẽ sử dụng các linh kiện nội địa để sản xuất tên lửa đẩy sử dụng nhiều lần. “Chúng tôi muốn thực hiện từng bước, đầu tiên là thực hiện với mô hình.

Chúng tôi sẽ tiến hành các thử nghiệm và đưa ra những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo rằng chúng tôi bước vào giai đoạn tiếp theo với rủi ro tối thiểu”, người này cho biết thêm.

“Krylo-SV” là tên lửa hành trình có thể tái sử dụng dành cho tên lửa hạng nhẹ, thiết kế sơ bộ đã được chuẩn bị và bảo vệ ngày 29/5/2019 tại FPI với nhiều đánh giá tích cực. Nhà thầu chính của dự án là công ty CT EMZ Myasishchev.

Tham gia vào dự án còn có các doanh nghiệp ngành hàng không và không gian Nga. Các chuyên gia của Roscosmos sẽ tham gia tích cực vào công việc này.

Tên lửa có chiều dài 6 m và đường kính 0,8 m. Tên lửa trình diễn sẽ có kích thước bằng 1/3 so với bản gốc. Tên lửa sẽ di chuyển với tốc độ siêu âm lên tới 6 Mach. Các vụ phóng sẽ được thực hiện từ bãi thử Kapustin Yar hướng ra biển Caspi.

Động cơ mới có tên “Cơn lốc” đang được phát triển đặc biệt cho tên lửa này. Theo kế hoạch, sau khi tách giai đoạn thứ hai sẽ tiếp tục bay, tên lửa tái sử dụng đầu tiên sẽ trở lại sân bay vũ trụ trên đôi cánh.

Mới đây, Ủy ban Vũ trụ Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã phê duyệt dự án chế tạo tên lửa vũ trụ có thể tái sử dụng của Cơ quan hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos).

Hiện tại, chỉ có công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk sử dụng loại tên lửa như vậy. Được biết, tập đoàn nhà nước Roscosmos có kế hoạch chế tạo các phương tiện phóng công nghệ cao thuộc thế hệ mới, gồm nhiều loại khác nhau: từ siêu nhẹ và nhẹ, đến trung bình, nặng và siêu nặng.

Tất cả các dự án sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng nhiên liệu, vật liệu đầy hứa hẹn có thể tái sử dụng và các giải pháp thiết kế khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại