Nga-Trung hợp lực hạ knock-out Mỹ ngay giữa LHQ
Theo Reuters, chỉ có vỏn vẹn 2 trong số 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Mỹ và Cộng hòa Dominica ủng hộ nghị quyết gia hạn lệnh cấm vận vũ khí lên Iran. Nga và Trung Quốc hợp lực quyết hạ knock-out Mỹ khi thẳng tay bỏ phiếu chống. Trong khi đó Anh, Đức, Pháp và 8 nước còn lại bỏ phiếu trắng.
Như vậy, Nghị quyết gia hạn lệnh cấm vận Iran do Mỹ vận động đã bị phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 14.8.
Trước đó, Lệnh cấm vận vũ khí được Hội đồng Bảo an ban hành vào năm 2007 và dự kiến hết hiệu lực vào giữa tháng 10 năm nay theo thỏa thuận hạt nhân JCPOA giữa Tehran và nhóm P5+1 (Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) ký hồi năm 2015.
Theo thỏa thuận, Iran cam kết hạn chế chương trình hạt nhân để được dỡ bỏ bớt lệnh cấm vận. Năm 2018, Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA và gọi đây là thỏa thuận tồi tệ nhất.
Anh, Đức và Pháp ủng hộ việc gia hạn lệnh cấm vận nhưng ưu tiên của các nước này là duy trì thỏa thuận hạt nhân. Trong khi đó, Iran tuyên bố nếu lệnh cấm vận bị gia hạn đồng nghĩa thỏa thuận hạt nhân chấm dứt.
Mỹ đã đe dọa tái ban hành lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc lên Iran bằng một điều khoản trong JCPOA nếu lệnh cấm vận vũ khí không được gia hạn.
Tuy nhiên, các bên còn đang tranh cãi về tính pháp lý vì Mỹ đã rút khỏi JCPOA. Reuters dẫn lời giới ngoại giao tiết lộ Mỹ sẽ kích hoạt điều khoản nói trên.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Tehran và Washington mỗi ngày một tăng cao, nguy cơ bùng nổ xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào đặc biệt là đã có những dấu hiệu cho thấy các bên sẵn sàng sử dụng vũ lực, nhất là Iran.
Sau khi Mỹ tiến hành hạ sát tướng Soleimani - Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Tehran đã thực hiện đòn trả đũa bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào các căn cứ quân sự ở Iran khiến hàng trăm lính Mỹ hoảng loạn.
Một khi lệnh cấm vận vũ khí hết hiệu lực, Iran sẽ nhanh chóng xúc tiến các hợp đồng mua sắm vũ khí hiện đại trị giá nhiều tỷ USD nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, sẵn sàng cho mọi tình huống xấu nhất.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran Amir Hatami thăm quan gian hàng của Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopoters) thuộc Tập đoàn Rostec
Nga "bày cỗ thịnh soạn" mời Iran, sự kiện chấn động sắp tới?
Cú đánh vỗ mặt của Nga và Trung Quốc khiến Mỹ gục ngã giữa Liên hợp quốc được cho là nhằm giành lấy thị trường vũ khí Iran trị giá nhiều tỷ USD. Các hoạt động xúc tiến bán hàng đang được cả Moscow lẫn Bắc Kinh triển khai rầm rộ nhằm đón đầu nguồn tiền khổng lồ của Tehran.
Có thể thấy, mặc dù gần đây Iran đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực chế tạo vũ khí nội địa, tuy nhiên do bị bao vây cấm vận nhiều năm, khó khăn triền miên, ngành công nghiệp quốc phòng nước này không thể có được những đột phá lớn, muốn "lột xác" toàn diện, họ vẫn buộc phải dựa vào vũ khí nhập khẩu từ nước ngoài.
Không ai khác, chính Nga và Trung Quốc là hai "ông lớn" được hưởng lợi gần như tuyệt đối bởi các nước phương Tây "không đời nào" bán vũ khí cho Iran khi không được Mỹ bật đèn xanh.
Ngay sau khi Liên hợp quốc bác nghị quyết gia hạn cấm vận vũ khí, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran Amir Hatami đã lập tức có mặt ở Moscow để thưởng thức "mâm cỗ thịnh soạn" do Nga bày ra.
Trong chuyến công du của mình tới Moscow tham dự Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế Army 2020, Chuẩn tướng Amir Hatami đã giành nhiều thời gian hội đàm với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga cũng như thăm quan Triển lãm vũ khí.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran Amir Hatami nghiên cứu tên lửa phòng không S-400 tại Army 2020
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran Amir Hatami nghiên cứu tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 tại Army 2020
Tại Moscow, người đứng đầu Quân đội Iran đã xem xét nhiều loại vũ khí tối tân nhất mà Nga trưng bày. Những hình ảnh được cả Nga và Iran công bố cho thấy tướng Hatami đã nghiên cứu rất kỹ tên lửa phòng không, trực thăng tấn công, xe tăng, xe thiết giáp.
Các chuyên gia quân sự đánh giá ưu tiên cao nhất và cần phải thực hiện luôn và ngay của Iran lúc này là mua sắm các tổ hợp tên lửa phòng không và radar hiện đại, tiếp đó là các loại chiến đấu cơ và tên lửa phòng thủ bờ biển, sau đó mới đến vũ khí lục quân như xe tăng, thiết giáp và vũ khí bộ binh.
Tại Moscow, ông Hatami đã trực tiếp nghiên cứu hệ thống tên lửa phòng không S-400 và cận vệ của nó là Pantsir-S1. Bên cạnh đó, người đứng đầu BQP Iran cũng được đại diện Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopters) thuộc Tập đoàn Rostec giới thiệu những dòng trực thăng thế hệ mới như Ka-52, Mi-28, Mi-35,...
Giới chuyên gia dự báo rằng có thể ngay tại Army 2020 hoặc rất sớm sau khi sự kiện này kết thúc, Iran sẽ đề xuất một bản hợp đồng "vô tiền khoáng hậu" trị giá nhiều tỷ USD để đặt mua hàng loạt vũ khí hiện đại từ Nga.
Chắc chắn những bản hợp đồng chấn động giữa Nga và Iran sẽ sớm được công bố, và cũng chắc chắn rằng Washington sẽ không để yên, họ buộc phải có hành động cứng rắn để ngăn chặn Tehran tăng cường tiềm lực phòng thủ.