Mới đây, chính phủ Nga đã phát tín hiệu rằng họ sẽ ngăn chặn mọi nỗ lực của các ngân hàng phương Tây có kế hoạch bán lại hoạt động tại đây cho các thực thể của Nga sở hữu.
Một trong số những ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất là các nhà băng châu Âu Raiffeisen Bank International AG và UniCredit SpA . Nhìn chung, Nga lo ngại rằng các giao dịch kể trên có thể khiến Mỹ cùng các đồng minh áp thêm lệnh trừng phạt với nước này.
Nga đã đưa ra yêu cầu nhằm ngăn cản các doanh nghiệp thanh lý tài sản cho các bên mua nước này. Điều này khiến nhiều ngân hàng phương Tây dường như như bị “kẹt lại” và có rất ít lựa chọn. Các giao dịch có trị giá hơn 50 tỷ rúp (514 triệu USD) cũng sẽ cần sự chấp thuận từ Tổng thống Vladimir Putin.
Tình hình còn trở nên phức tạp hơn khi Nga vẫn coi Raiffeisen và UniCredit là những trung gian thanh toán quan trọng. 2 ngân hàng này đã tìm cách đóng cửa hoạt động tại Nga kể từ 2 năm trước, nhưng hiện họ vẫn là 2 trong số những ngân hàng hàng lớn nhất còn hoạt động ở Nga.
Trong khi đó, giới chức phương Tây vẫn tiếp tục gây áp lực cho các doanh nghiệp còn làm ăn tại Nga. Raiffeisen từng bị Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo do vẫn duy trì hoạt động ở Nga và những nỗ lực trước đó của ngân hàng Áo này nhằm thu hồi 1,6 tỷ USD cũng bị theo dõi.
Nguồn tin thân cận cho biết, nhiều người đã đề xuất mua lại nhà băng Áo trong 2 năm qua song không thể thuyết phục được các cơ quan quản lý phương Tây. Ngoài ra, Nga cũng từ chối một thoả thuận khác.
Trường hợp này cũng tương tự như của UniCredit. Dù Mubadala, quỹ đầu tư quốc gia 300 tỷ USD của Abu Dhabi, muốn thâu tóm chi nhánh của UniCredit tại Nga nhưng phải khép lại thoả thuận vào năm 2023 do có thể bị Mỹ phản đối.
Citigroup Inc. cho biết họ đã đóng cửa gần như toàn bộ hoạt động ngân hàng tổ chức tại Nga. Nhà cho vay này cũng đã hoàn tất phần lớn việc thu hẹp hoạt động của mảng ngân hàng tiêu dùng và thương mại tại địa phương sau khi không thể bán. Ứớc tính, tổng số tiền Citi bị “giam” ở Nga là 9,1 tỷ USD vào cuối quý II, trong đó hơn 80% là "cổ tức doanh nghiệp Nga không thể chuyển nhượng".
Các nhà chức trách Nga sẽ không chấp thuận bất kỳ bên mua nào - dù trong nước hoặc nước ngoài - có thể bị trừng phạt. Điều này sẽ làm tắc nghẽn các kênh thanh toán, chỉ còn lại Gazprombank, nơi xử lý các khoản thanh toán cho xuất khẩu khí đốt và là ngân hàng cho vay lớn duy nhất có thể xử lý các giao dịch ngoại tệ.
Theo thống kê của Trường Quản lý Yale, hơn 1.000 doanh nghiệp toàn cầu đã rời khỏi Nga xét theo nhiều quy mô kể từ khi mâu thuẫn của nước này với Ukraine nổ ra từ năm 2022. Dưới áp lực của ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) nằm đẩy nhanh quá trình này, các doanh nghiệp đã phải bán bớt tài sản ở Nga và chịu lỗ hơn 100 tỷ USD do những rào cản từ phía Điện Kremlin.
Tham khảo BI