Tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới của Nga được cho sẽ sở hữu tối đa khả năng để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đầy hứa hẹn của Mỹ, cũng như tiềm năng hiện đại hóa sâu trong tương lai.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) là tên lửa có tầm bắn tối thiểu 5.500 km, được thiết kế chủ yếu để mang đầu đạn hạt nhân. Tương tự, chúng cũng có thể mang đầu đạn thông thường, hóa học và sinh học với hiệu quả khác nhau, tuy chưa bao giờ được triển khai.
ICBM được phân biệt bởi tầm bắn và tốc độ lớn hơn so với các loại tên lửa đạn đạo khác (IRBM, MRBM, SRBM, TBM); tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung được gọi chung là tên lửa đạn đạo chiến trường. Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Anh và Triều Tiên là các quốc gia có ICBM đang hoạt động.
Các ICBM ban đầu có độ chính xác hạn chế, chỉ thích hợp để tấn công các mục tiêu lớn, như các thành phố. Độ chính xác của các thế hệ thứ hai và thứ ba (như LGM-118 Peacekeeper) được cải thiện đáng kể, đến mức có thể tấn công cả các mục tiêu điểm.
Hầu hết các thiết kế ICBM hiện được trang bị bộ phận chiến đấu đa đầu đạn phân hướng (MIRV) - mang nhiều đầu đạn con, mỗi trong số chúng có thể tấn công một mục tiêu khác nhau. Tên lửa ban đầu sử dụng động cơ dùng nhiên liệu lỏng, không thể dễ dàng được tiếp nhiên liệu vì oxy lỏng trong nhiên liệu đông lạnh bị sôi…
Tên lửa chỉ có thể được tiếp nhiên liệu trước khi phóng. Quy trình này là một trong những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ và chính tên lửa có thể bị đối phương phá hủy trước khi được khai hỏa.
Để giải quyết vấn đề này, người Anh đã phát minh ra silo bảo vệ tên lửa khỏi cuộc tấn công đầu tiên và cũng có thể thực hiện các hoạt động tiếp liệu dưới lòng đất. Hầu hết các tên lửa đẩy hiện đại sử dụng động cơ dùng nhiên liệu rắn, có thể dễ dàng bảo quản trong thời gian dài.