“Chúng ta là các quốc gia có vị trí đặc biệt tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và có mối quan hệ lịch sử sâu sắc. Điều đó nói lên rằng, tôi tin tưởng chúng ta có thể tìm ra các giải pháp và làm việc cùng nhau nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Ukraine, Trung Đông, Iran hoặc Syria”, ông Macron cho biết.
Cuộc đàm phán đã kéo dài trong vòng 4 tiếng, thay vì 2 tiếng như dự kiến. Ông Putin đã mô tả cuộc nói chuyện hoàn toàn hữu ích và thuận lợi. Tổng thống Pháp cho biết, cuộc gặp gỡ trực tiếp và đã có các trao đổi thẳng thắn.
“Trong suốt chuyến thăm của ông Macron, Pháp và Nga đã ký hàng loạt các thỏa thuận giá trị trị giá khoảng 1 tỷ euro”, ông Kirill Dmitriyev - Giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga cho biết.
Duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran
Tương lai của Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) về chương trình hạt nhân Iran sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đang là vấn đề chính trong suốt cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo Nga và Pháp. Cả hai nhà lãnh đạo đều nhất trí thống nhất thỏa thuận quốc tế.
“Vị trí của chúng tôi – vị trí của Nga, mọi người đều biết rõ. Chúng tôi tin tưởng rằng thỏa thuận này tiếp tục được duy trì”, ông Putin nói với báo chí.
Ông Putin nhắc lại về cuộc gặp trước đó với Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và khẳng định rằng Iran đang tuân thủ các cam kết với JCPOA.
“Chúng tôi hoan nghênh ý định không chỉ của Pháp mà là của cả châu Âu về việc tiếp tục duy trì thỏa thuận này. Chúng tôi hiểu rằng, điều này sẽ không hề dễ dàng sau khi Mỹ chính thức dừng “cuộc chơi”.
Ông Macron đã khẳng định cam kết của Pháp và các quốc gia châu Âu khác nhằm duy trì thỏa thuận JCPOA. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp cho rằng, thỏa thuận hạt nhân nên thực hiện theo khung pháp lý về tương lai của chương trình hạt nhân sau năm 2025 cũng như chương trình tên lửa và các hoạt động khu vực.
Nhà lãnh đạo Pháp cũng cho biết đã bắt đầu thảo luận các vấn đề này với Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Theo ông Putin, Nga không phản đối cuộc đàm phán này với Tehran về các vấn đề trên. Tuy nhiên, các đàm phán không nên khiến cho JCPOA đi vào nguy hiểm.
Nói về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Mỹ, ông Macron cho biết, điều này cũng không quá nguy hiểm.
Ông Putin cũng cho biết, các công ty đến từ Pháp và quốc gia châu Âu khác nên đưa ra cơ hội đảm bảo lợi nhuận kinh tế bất chấp các trừng phạt của Mỹ và duy trì tiếp tục thỏa thuận này cùng với Iran.
“Châu Âu nên có chủ quyền kinh tế mạnh hơn. Pháp luôn thúc đẩy các hoạt động trong khuôn khổ được ký kết bởi Pháp. Các cơ chế bảo vệ lợi ích các công ty luôn được đưa ra thảo luận”, ông Macron cho biết.
Tái thiết lập Syria
Các nhà lãnh đạo Nga và Pháp cũng đề cập đến quá trình hòa giải Syria và hỗ trợ cho nhiệm vụ giải quyết chính trị lâu dài tại đây.
“Chúng tôi sẵn sàng thảo luận các nhóm nhỏ, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Jordan, Saudi Arabia với Thổ Nhĩ Kỳ và Đức. Chúng tôi cùng thống nhất việc tôn trọng chủ quyền khu vực”, ông Putin cho biết.
Ông Putin cũng đã xác định nhiệm vụ ưu tiên thành lập Ủy ban cải cách hiến pháp tại Syria.
Ông Macron nhấn mạnh việc ủng hộ đối thoại liên quan đến chính quyền Syria, các thành viên của Astana và các siêu cường khu vực vì sự ổn định.
“Chúng ta cần phải chuẩn bị cho quá trình hậu chiến tranh tại Syria khi hòa bình được thiết lập tại quốc gia. Đây là mục tiêu của chúng tôi. Chúng ta đang tìm kiếm quá trình ổn định cho khu vực. Tôi tin tưởng rằng, chúng ta nên chia sẻ định hướng vấn đề này với Tổng thống Putin”, ông Macron nói.
Tổng thống Macron cho biết, chúng ta muốn thiết lập hiến pháp mới có thể thiết lập tiến trình chính trị tại Syria. Đây là những gì mà Nga muốn nói đến và tôi đồng ý về điều này. Tôi cho rằng, định hướng này là chính xác.