Các đồng minh phương Tây cho rằng đây là thách thức đối với châu Âu trong bối cảnh Washington muốn rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh:reuters
Trong cuộc gặp Hội đồng Nga-NATO tại Brussels, các đại diện từ 29 thành viên NATO đã kêu gọi nhà ngoại giao đứng đầu Nga tiến tới việc phá hủy hệ thống tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân trước hạn chót là ngày 2/2.
Nếu không có sự đột phá nào, Mỹ dự kiến sẽ bắt đầu tiên trình 6 tháng rút khỏi hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF). Washington dự kiến sẽ làm điều này vào đầu tháng 12 và cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước. Trong khi đó, Nga bác bỏ vi phạm hiệp ước INF.
"Hiệp ước đang gặp phải nguy hiểm thực sự. Nga cần phải trở lại và tuân thủ hiệp ước hạt nhân. Hiệp ước INF không có giá trị nếu không được tôn trọng. Vấn đề hiện tại nằm ở tên lửa Nga tại châu Âu", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenbergnói.
Ông Jens Stoltenbergmô tả cuộc gặp này là quan trọng nhưng Nga bày tỏ không có thiện chí. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO và các thành viên quốc gia châu Âu, trong đó có Đức vẫn bày tỏ hi vọng cho tiến trình ngoại giao.
Nga, Mỹ, Pháp, Anh và Trung Quốc dự kiến sẽ có cuộc gặp gỡ tại bắc Kinh vào 30/1 nhằm thảo luận về việc kiểm soát vũ khí, các nhà ngoại giao nói với Reuters.
Tuy nhiên, điều này không rõ ràng liệu hiệp ước INF có liên quan trong chương trình nghị sự này hay không.
Nga bị cáo buộc phát triển các tên lửa hành trình tầm trung và tên lửa thực địa có gắn đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, phía Kremlin liên tục bác bỏ điều này.
Các quan chức Mỹ cho biết, các bác bỏ của Nga là vô căn cứ.
Mỹ vẫn cho rằng, việc duy trì hiệp ước INF phụ thuộc vào Nga, kêu gọi nước này dỡ bỏ tổ hợp tên lửa bị cáo buộc vi phạm hiệp ước.
Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được Liên Xô và Mỹ ký kết ngày 8/12/1987 và chính thực có hiệu lực vào ngày 1/6/1988. Nội dung Hiệp ước INF bao gồm các vấn đề liên quan đến tên lửa mặt đất tầm ngắn (từ 500 đến 1.000 km) và tên lửa tầm trung (từ 1.000 đến 5.500 km).