Căn cứ này sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực, chuyên gia quân sự Vasily Dandykin nói với phóng viên của hãng tin Riafan.ru.
Nga và Nhật Bản có tranh chấp từ lâu về quần đảo trên Thái Bình Dương mà Nga gọi là Kuril và Nhật coi là Lãnh thổ Phương Bắc. Đây là nguyên nhân làm cản trở một hiệp ước hòa bình giữa hai nước kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Theo ông Klintsevich, việc triển khai một căn cứ quân sự mới sẽ được bắt đầu trong thời gian gần nhất, trong khi công tác chuẩn bị đã đầy đủ. “Tất cả tuân thủ nghiêm theo kế hoạch, mà không thể rút lui”, Klintsevich cho biết.
Có thông tin cho rằng, trên quần đảo Kuril sẽ tái tạo lại hệ thống sân bay có từ thời Xô Viết, có thể tiếp nhận mọi loại máy bay quân sự.
“Tôi nghĩ rằng, tất cả đều hiểu vai trò của quần đảo Kuril trong quan hệ đối ngoại của Nga – nó có một ý nghĩa vô cùng to lớn để giúp Hải quân Nga có thể đi ra Thái Bình Dương. Do đó,ở đó không chỉ có các hoạt động ngư nghiệp, mà còn xây dựng một căn cứ hải quân nhằm đóng lại lỗ hổng phòng thủ khu vực được hình thành từ những năm 90.
Quần đảo Kuril hiện đang được tích cực cải tạo và ở đó sẽ bắt đầu xây dựng căn cứ hải quân có thể tiếp nhận các tàu đổ bộ cỡ lớn, các tàu đổ bộ đặc biệt… Điều này liên quan tới việc tăng cường phòng thủ trên các hướng cần thiết để triển khai Hạm đội Thái Bình Dương trong trường hợp phát sinh các tình huống bất ngờ” – chuyên gia quân sự Vasily Dandykin giải thích.
Căn cứ hải quân mới này của Nga sẽ đặc biệt cần thiết do sự phát triển quan hệ Nga – Trung Quốc. Vấn đề là ở chỗ, trong thời gian gần đây, Hải quân Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và đang gia tăng hiện diện trong khu vực thông qua các cuộc tập trận quân sự chung với Nga. Tuy nhiên, việc thành lập căn cứ hải quân này lại có nguyên nhân chính khác.
“Trong một khu vực mà có một lực lượng quân sự lớn của Mỹ hiện diện – điều này khiến chúng tôi phải lo lắng. Do đó, chúng tôi phải tăng cường sức mạnh hải quân và có những ‘người bạn’ chiến lược tại đây.
Ngoài ra, việc hình thành căn cứ hải quân này có thể liên quan tới tình hình bán đảo Triều Tiên ngày càng phức tạp, đồng thời còn có nghĩa là chúng tôi cần sẵn sàng cho bất cứ sự phát triển tình hình nào, cho tới khi trước giai đoạn tích cực của các hoạt động quân sự” - ông Dandykin tiếp tục.
Cần chú ý rằng, việc xây dựng một căn cứ hải quân mới đồng nghĩa với việc xây dựng cả một hệ thống công sự và vũ khí phòng thủ. Một trong những thành tố của hệ thống này là các tổ hợp tên lửa trên bờ, mà sự hiện diện của chúng sẽ khiến giới quân sự Mỹ sẽ bất an.
“Thực tế, trên quần đảo Kuril cần thiết phải thiết lập một mạng lưới phòng thủ vững chắc: Thứ nhất, cần thiết đặt các phương tiện phòng không mới nhất (S-300, S-400), thứ hai là các tổ hợp tên lửa trên bờ như Bal, Bastion. Và tôi tin rằng, những tổ hợp này sẽ khiến Mỹ bất an và giận dữ” - ông Dandykin kết luận.
Cần nhắc lại rằng, tháng 2 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thông báo sẽ triển khai một sư đoàn trên quần đảo Kurils vào năm 2017.
Chỉ sau một thời gian ngắn, trong chuyến thăm Nhật Bản, ông Shoigu cũng khẳng định rằng, một sư đoàn “sẽ được thành lập trong vòng 6 năm tới, không phải nhằm chống lại ai mà chỉ để bảo vệ lãnh thổ của Liên bang Nga”.