Báo chí Nga đưa hàng loạt thông tin về thiệt hại của châu Âu khi từ bỏ khí đốt Nga cũng như việc thiệt hại của Ukraine khi Nga rút khỏi Sáng kiến Biển Đen.
Bài viết trên tờ "Người đưa tin" (Reporter) của Nga ngày 17/7 cho biết, trong cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu dẫn tới giá khí đốt tăng cao, các nước EU đã chi hơn 1,12 nghìn tỷ dollars cho khí đốt tự nhiên, chủ yếu là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ.
Dự báo đến giữa thập kỷ này, số tiền mua LNG sẽ tăng thêm 600 tỷ USD và các nước EU đã phải trả thêm hơn 1000 tỷ USD cho việc từ chối khí tự nhiên cung cấp theo các tuyến đường ống của Nga sang châu Âu.
Theo nguồn tin từ Energy Flux, chi tiêu khí đốt của châu Âu do từ bỏ khí tự nhiên vận chuyển qua đường ống (rẻ tiền) của Nga để chuyển sang nhiên liệu hóa lỏng từ Hoa Kỳ và Vịnh Ba Tư sẽ vượt quá GDP của Saudi Arabia và gấp bốn lần tổng tài sản của các công ty năng lượng ExxonMobil, Chevron và Shell, với tổng số tiền lên tới 260 tỷ đô la.
Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), chỉ có 154 tỷ USD được đầu tư vào năng lượng xanh vào năm 2022, trong khi dự báo để khôi phục nền kinh tế của Ukraine ước tính cần khoảng 411 tỷ dollars.
Đồng thời, người dân các nước châu Âu không trực tiếp cảm thấy gánh nặng của cuộc khủng hoảng năng lượng, vì phần lớn chi phí đều do chính phủ các nước EU gánh chịu. Sự ảnh hưởng của nó chỉ được thể hiện ở việc cắt giảm các nguồn chi khác, nhưng điều đó người dân không thể nhìn thấy.
Vì vậy, kể từ tháng 9 năm 2021, khoảng 758 tỷ euro đã được chính phủ các nước phân bổ để bảo vệ người tiêu dùng khỏi tình trạng thiếu năng lượng.
Cùng với điều này, chính sách thiển cận của Brussels đã dẫn đến thâm hụt thương mại toàn châu Âu là 432 tỷ euro vào năm ngoái.
Các ngành công nghiệp tiêu thụ lượng điện lớn ở châu Âu đang rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Vì lý do này, chỉ có vẻn vẹn 10 tỷ dollars được phân bổ để phát triển khả năng cạnh tranh của nền kinh tế châu Âu.
Trong một động thái có liên quan, các chuyên gia kinh tế cho biết rằng, ngân sách Ukraine sẽ thất thu khoảng nửa tỷ USD mỗi tháng từ việc Nga rút khỏi “thỏa thuận ngũ cốc” (còn gọi là Sáng kiến Biển Đen).
Điều này được chứng minh bằng dữ liệu của Liên Hợp Quốc, cũng như Bộ Nông nghiệp và Hải quan Ukraine.
Theo các chuyên gia, chỉ từ tháng 8 vừa qua đến tháng 6 năm nay, chính quyền Kiev đã xuất khẩu 50,6 triệu tấn ngũ cốc. Số tiền Ukraine nhận được lên tới 9,8 tỷ USD.
Đồng thời, gần 80% hàng xuất khẩu được thực hiện thông qua các cảng biển và chỉ 20% còn lại được chuyển đến châu Âu bằng đường sắt hoặc đường bộ.
Tổng cộng, việc xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng biển trên Biển Đen đã mang lại cho kho bạc Ukraine 7,7 tỷ dollars.
Được biết, Điện Kremlin ngày 17/7 đã tuyên bố rút khỏi Sáng kiến Biển Đen do các quyền lợi của Nga không được đảm bảo.
Tuy nhiên, chính quyền Moscow tuyên bố không hoàn toàn hủy bỏ thỏa thuận ngũ cốc, mà vẫn để ngỏ khả năng quay trở lại nếu các điều kiện của Nga được đáp ứng.
Như vậy, từ nay cho đến khi Nga nối lại các hoạt động trong “thỏa thuận ngũ cốc”, ngân sách Ukraine sẽ thất thu khoảng 500 triệu USD mỗi tháng.