Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Venezuela đang leo thang rất căng thẳng, và đã có thời điểm, Tổng thống Trump đề cập đến hành động quân sự.
Tuy nhiên, bất cứ một tính toán nào cho kịch bản nguy hiểm trên cũng đều phải cân nhắc tới những trở ngại rất lớn phía trước. Ngoài vấn đề luật pháp quốc tế đặt ra khi can thiệp vào một quốc gia có chủ quyền thì một yếu tố nữa mà Mỹ hay những quốc gia hậu thuẫn cho lực lượng đối lập Venezuela phản cân nhắc chính là hệ thống phòng không mạnh mẽ của Caracas.
Trước đây, nhờ nguồn thu từ sản lượng dầu mỏ khổng lồ, Caracas đã thúc đẩy một chương trình hiện đại hóa quân sự rộng lớn với ưu tiên mua sắm các hệ thống phòng không - không quân tiên tiến giúp không phận Venezuela trở thành nơi được bảo vệ tốt hơn bất kỳ môi trường tác chiến nào mà Không quân Mỹ và phương Tây từng trải qua.
Tổ hợp tên lửa đất đối không S-125
Đầu tiên phải kể tới các hệ thống tiên tiến do Nga sản xuất đang đang có trong kho vũ khí của Venezuela, bao gồm các tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung BuK-M2, tên lửa đất đối không tầm xa S-300VM và máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-30MK2.
Su-30 Venezuela được trang bị một trong những loại tên lửa không đối không uy lực nhất thế giới: R-27ER tầm bắn 130km và R-77 110km. Su-30MK2 là biến thể mạnh mẽ nhất của dòng Su-30 và là một trong những máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không ưu việt.
Các hệ thống cảm biến, tác chiến điện tử và thiết bị điện tử hàng không của phiên bản này thuộc hàng hiện đại nhất, trong khi các hệ thống đẩy vectơ hai chiều cho phép nó có thể vượt qua gần như mọi máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ, ngoại trừ F-22 Raptor với mức độ cơ động được đánh giá là tương đương.
Bên cạnh đó, Venezuela vẫn duy trì được một phi đội F-16A Fighting Falcon ở quy mô vừa phải trước cuộc khi Cách mạng Bolivar diễn ra dẫn tới sự rạn nứt quan hệ với Mỹ cho dù các phương tiện cũ kỹ này không được trang bị tên lửa tấn công tầm xa như AIM-120.
Tiêm kích F-16A Fighting Falcon trong biên chế của Không quân Venezuela
Các biến thể hiện đại hóa của hệ thống tên lửa đất đối không S-125, loại vũ khí có khả năng tấn công ở độ cao thấp và tầm bắn từ tầm ngắn đến tầm trung, cũng đang được Venezuela sở hữu với số lượng đáng kể.
Nước Mỹ chưa từng phải đối mặt với bất kỳ mạng lưới phòng không nào có khả năng vượt trội hơn thời kỳ Chiến tranh Việt Nam (Iraq, Nam Tư, Libya sử dụng các phương tiện từ những năm 1950 và một số từ đầu những năm 1960) hoặc các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ thứ tư như Su -27 hoặc J-11.
Điều này có nghĩa là năng lực tác chiến trên không của Venezuela vượt xa vài thế hệ những lực lượng quân sự mà Mỹ và các đồng minh từng đối mặt trong quá khứ.
Phần lớn các máy bay chiến đấu của Mỹ, kể cả F-15 Eagle hay F-18E Super Hornet, vẫn gặp bất lợi đáng kể so với các chiến đấu cơ Su-30MK2 thế hệ 4+ mà quân đội Mỹ hiện tại không có đối trọng tương đương, mặc dù điều này được dự kiến sẽ thay đổi bằng việc cho ra đời các máy bay F-15X đầu những năm 2020.
Hơn nữa, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư này lại không được thiết kế để chống lại các hệ thống phòng không tân tiến. Thậm chí, các biến thể cũ hơn của S-300 như S-300PMU, S-300V và BuK-M1 vẫn được đánh giá là có khả năng bộc lộ mối đe dọa nghiêm trọng đối với các chiến đấu cơ nói trên.
Rất có thể, S-300VM - biến thể uy lực thứ hai của họ S-300 và BuK-M2 sẽ chứng tỏ chúng là một trong những trở ngại không thể vượt qua đối với phần lớn máy bay chiến đấu của Mỹ nếu Washington quyết định can thiệp vũ lực vào Venezuela.
Cận cảnh máy bay Tu-160 của Nga hạ cánh ở Venezuela. Nguồn: RT.