Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52?

Là dòng tên lửa hành trình hiện đại nhất của Không quân Mỹ, tuy nhiên tầm bắn của AGM-158B hoàn toàn lép vế trước tên lửa Kh-101 của Nga.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 1.

Truyền thông Mỹ đưa tin, Không quân vừa phê chuẩn việc đưa thiết kế tên lửa JASSM-ER của Công ty Lockheed Martin vào giai đoạn sản xuất với số lượng lớn (con số được dự đoán là 4.900 quả).

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 2.

Trước khi Không quân Mỹ quyết định đặt bút ký vào bản hợp đồng này, năm 2013, tên lửa hành trình JASSM-ER đã hoàn thành bay thử nghiệm IOT&E do Không quân Mỹ chủ trì. Trong giai đoạn bay thử nghiệm IOT&E, tên lửa này đã thành công 20 lần trong số 21 lần thử nghiệm.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 3.

AGM-158B JASSM-ER là biến thể nâng cấp lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công tầm xa AGM-158 JASSM được đưa vào sản xuất từ năm 1998. Nó được dùng để tấn công các mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy, kho tàng chiến lược nằm sâu dưới lòng đất và được xây dựng kiên cố.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 4.

JASSM-ER sử dụng nguyên tắc "bắn và quên" và khả năng "miễn dịch" với các hệ thống gây nhiễu để có thể tiếp cận và tấn công cả các tàu chiến đối phương. Một trong những cải tiến quan trọng nhất của tên lửa là có thể cập nhật các dữ liệu về mục tiêu trong suốt quá trình bay, do vậy đã tăng đáng kể tính linh hoạt khi tấn công các mục tiêu tầm xa.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 5.

Tên lửa JASSM hoạt động nhờ vào sự dẫn đường của hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dẫn đường quán tính, để tìm các mục tiêu quan trọng của đối phương trong suốt hành trình bay. Ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ sử dụng thiết bị dò hồng ngoại để phát hiện chính xác một mục tiêu cụ thể trước khi lao vào tiêu diệt.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 6.

Tên lửa có chiều dài 4,26m, đường kính 550mm, trọng lượng phóng 1.023 kg, được trang bị đầu đạn xuyên nặng 432 kg, tầm tiêu diệt mục tiêu của biến thể tiêu chuẩn là 370 km. Trong khi đó, biến thể ER có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 926 km.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 7.

Đến nay, Không quân Mỹ chỉ trang bị loại tên lửa JASSM-ER cho các máy bay ném bom B-1B Lancer, máy bay B-52H cũng vừa thử nghiệm thành công mang loại vũ khí này. Ngoài ra, tên lửa này dự kiến sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu F-15E Strike Fighter, F-16 Fighting Falcon.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 8.

Với sức mạnh của JASSM-ER, tên lửa này thực sự là cơn ác mộng với nhiều đối thủ, tuy nhiên Nga lại không quá bận tâm với tên lửa JASSM-ER. Theo nhiều chuyên gia nhận định, lý do là bởi Nga đang sở hữu dòng tên lửa hành trình Kh-101 có tầm bắn gấp nhiều lần JASSM-ER của Mỹ.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 9.

Kh-101 là loại tên lửa hành trình chiến lược của Nga có tính năng rất cao, được phát triển bởi phòng thiết kế Raduga. Kh-101 có thể mang đầu đạn nặng 400 kg và tầm bắn lên đến 9.600 km. Tên lửa Kh-101 có sai số mục tiêu chỉ 10m, có khả năng bắn trúng các loại mục tiêu kích thước chỉ 2-3m, bao gồm cả muc tiêu di động.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 10.

Dòng tên lửa này được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu rắn RD-95TM-300, lực đẩy là 360 kgf, hoặc 500 kgf. Tên lửa có thể bay liên tục 10 giờ với tốc độ hành trình cận âm (khoảng 0,7Mach), tốc độ cao nhất 250-270 m/s. Nó bay ở độ cao cao nhất là 6.000m, thấp nhất từ 30 đến 70 m.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 11.

Kh-101 có chiều dài 7,6 m; Sải cánh 4,4 m; Đường kính 0,75 m. Tên lửa Kh-101 có trọng lượng khoảng 2.400 kg, khối lượng đầu đạn của tên lửa tới 400 kg, vì thế uy lực sát thương của nó rất cao. Đạn Kh-101 có 2 đầu đạn thứ cấp là đầu đạn tấn công xuyên phá động năng và đầu đạn kiểu cát-xet (phân mảnh). Ngoài ra, trong một số nhiệm vụ cụ thể Kh-101 còn được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 12.

Kh-101 có cấu trúc hệ thống dẫn đường quán tính tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga, giai đoạn tấn công mục tiêu sau cùng sử dụng hệ thống dẫn đường quang-ảnh so sánh (tương tự như hệ thống quang ảnh trên tên lửa Tomahawk), tấn công chính xác mục tiêu cố định.

Nga có sợ khi Mỹ đưa JASSM-ER lên máy bay B-52? - Ảnh 13.

Với sức mạnh của Kh-101, khi loại tên lửa này được trang bị trên các oanh tạc cơ Tu-160 và Tu-95MS có tầm bay từ 12.500 và 15.000km sẽ có tầm tấn công lớn hơn cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa khủng nhất hiện nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại