Nga chứng minh hiệu quả của Iskander sau khi bị thủ tướng Armenia chê bai

Anh Minh |

Tuyên bố của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phủ nhận tính hiệu quả của tên lửa đạn đạo Iskander do Nga sản xuất không chỉ gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị trong nước mà còn buộc Bộ Quốc phòng Nga phải công bố cảnh quay chiến đấu để bảo vệ danh tiếng của loại vũ khí tối tân này.

Tên lửa đạn đạo Iskander do Nga sản xuất

Tên lửa đạn đạo Iskander do Nga sản xuất

Một video của Bộ Quốc phòng Nga cho thấy một trong những tên lửa đã lao chính xác vào một mục tiêu cỡ một bệnh viện.

Tất nhiên, sự ra đời của vũ khí tấn công chính xác khó có thể làm chấm dứt thương vong dân sự. Những bất cẩn và thông tin tình báo mơ hồ có thể khiến bất kỳ loại vũ khí nào có khả năng đánh sập một boongke quân sự một cách chính xác cũng như tàn sát dân thường.

Ví dụ, vũ khí chính xác của Mỹ đã tấn công một bệnh viện ở Afghanistan vào năm 2015, Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade vào năm 1999 và một nơi trú ẩn của hàng trăm thường dân ở Baghdad trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Nhưng những sự cố như vậy thường không được đưa ra làm bằng chứng về tính hiệu quả của vũ khí.

Mùa thu năm 2020, Armenia chịu thất bại trong cuộc chiến kéo dài 6 tuần với Azerbaijan ở vùng Nagorno-Karabakh.

Việc Azerbaijan sử dụng máy bay không người lái giám sát, chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đóng một vai trò quan trọng trong thành công quân sự của nước này.

Vì nhiều lý do khác nhau, các loại vũ khí tiên tiến và đắt tiền nhất của Armenia do Nga chế tạo — hệ thống tên lửa phòng không S-300, máy bay tiêm kích Su-30 và tên lửa đạn đạo Iskander — đã bị hạn chế hoặc không có vai trò gì trong cuộc xung đột.

Thủ tướng Pashinyan đã phải chịu áp lực chính trị trong nước dữ dội sau cuộc chiến thảm khốc. Người tiền nhiệm của ông là cựu thủ tướng Serzh Sargasyan lập luận rằng Iskander lẽ ra phải được sử dụng sớm để nhắm bắn vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Azerbaijan.

Chính phủ của ông Sargasyan đã mua tên lửa Iskander-E vào năm 2015 trong cuộc chạy đua vũ trang giữa Armenia với Azerbaijan. Chúng sớm được đưa ra trình diễn trong một cuộc diễu hành vào năm 2016.

Về mặt lý thuyết, Iskander có thể đã được chứng minh là hiệu quả hơn nhiều tên lửa đạn đạo Scud và Tochka cũ và không chính xác của Armenia đã được sử dụng trong cuộc xung đột năm 2020.

Trong khi đó, Iskander được đánh giá là có thể chỉ mất một nửa thời gian so với hai loại tên lửa nói trên, đánh trúng mục tiêu được chỉ định với sai số chỉ 10 mét, có nghĩa là nó có thể tấn công các mục tiêu điểm như sở chỉ huy, kho chứa đạn, radar, nhà chứa máy bay và cơ sở hạ tầng dầu mỏ có giá trị kinh tế một cách đáng tin cậy hơn.

Nhưng thủ tướng Pashinyan đáp lại rằng tên lửa đã được sử dụng, và “… tại sao tên lửa Iskander không nổ? Hay tại sao nó lại phát nổ chỉ 10% chẳng hạn? ”

Ông ta có vẻ tuyên bố hầu hết các tên lửa Iskander đã tỏ ra vô dụng.

Khi phó tổng tham mưu trưởng quân đội Armenia bác bỏ tuyên bố của Pashinyan về Iskander, thủ tướng đã sa thải ông.

Bộ tổng tham mưu sau đó đã trình một lá thư yêu cầu ông Pashinyan từ chức. Tuy nhiên, Pashinyan đã chống lại áp lực này và tập hợp những người ủng hộ ông ở Yerevan vào thứ Năm tuần trước.

Pashinyan có thể đã nhầm lẫn các hệ thống, vì trong một cuộc phỏng vấn ông đã suy đoán rằng các tên lửa có thể đã hỏng do ra đời từ những năm 1980. Nhưng điều đó không đúng: Iskander chỉ được đưa vào sử dụng tại Nga từ năm 2006.

Thay vào đó, các hệ thống phòng không tầm ngắn cũ kỹ do Nga chế tạo của Armenia đã tỏ ra lỗi thời, bị các tên lửa trên máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo của Azerbaijan diệt gọn.

Các nhà bình luận quân sự và Bộ Quốc phòng Nga vẫn khẳng định rằng Armenia đã không thực sự bắn bất kỳ tên lửa Iskander nào trong cuộc chiến, cho rằng ông Pashinyan đã bị “đánh lừa”.

Ngay cả Tổng thống Azerbaijan cũng tuyên bố quân đội của ông không phát hiện thấy vụ phóng Iskander nào trong cuộc xung đột.

Tuy nhiên, một vụ phóng Iskander rõ ràng đã được ghi lại và đăng trên phương tiện truyền thông xã hội trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

Các bản tin sau đó cho rằng các cuộc tấn công với Iskander nhắm vào Shusha/Sushi, một thành phố bị quân Azerbaijan chiếm giữ vào đầu tháng 11 sau khi đẩy lùi một cuộc phản công dữ dội của các đơn vị thiết giáp Armenia.

Trên thực tế, Tổng tham mưu trưởng Armenia Onik Gasparyan đã mô tả việc sử dụng tên lửa trong cuộc giao tranh này để tạo hiệu ứng chiến trường:

“Lần duy nhất tôi được phép sử dụng Iskander là ở thành phố Shusha. Tôi đã sử dụng nó. Chúng tôi đã tận dụng điều này và tìm cách đưa một số xe tăng vào thành phố ”.

Theo ông Gasparyan, trước đó Thủ tướng Pashinyan đã cấm sử dụng tên lửa Iskander vì sợ nó sẽ gây ra phản ứng dữ dội trên thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại