Hệ thống này bao gồm thiết bị lặn không người lái (ANPA), phao thủy âm với thiết bị vệ tinh "Gonets-D1M" và thiết bị định vị GLONASS. Các robot lặn có khả năng tuần tra khu vực lòng biển ở độ sâu đến 8 km, định hướng theo các phao tiêu thủy âm ở đáy biển.
Các phao này mang các thông số định vị siêu chính xác, nhờ đó các thiết bị lặn không người lái xác định được vị trí của mình để tiếp tục di chuyển. Các phao này cũng thực hiện chức năng truyền thông tin lên mặt nước.
"Positioner" sử dụng nhiều loại phao: phao chìm, phao bơi trong nước và thậm chí phao nổi trong băng. Phần kỹ thuật của phao gồm bộ phát thanh siêu âm sóng ngắn và thủy âm, đầu thu GLONASS, thiết bị liên lạc vệ tinh "Gonets-D1M" và thiết bị liên lạc dưới nước và robot. Bộ pin của Positioner được đặt trong vỏ nhựa bảo vệ chống thấm.
Phao có ba chế độ hoạt động. Ở chế độ thứ nhất, Positioner nhận thông tin qua kênh vệ tinh, ghi nhớ và truyền cho robot theo yêu cầu của robot.
Ở chế độ thứ hai - "đối thoại" - phao nối các trung tâm quản lý bờ biển, trên không và trên biển với robot ngầm qua kênh radio siêu âm sóng ngắn ở chế độ trực tuyến. Việc trao đổi thông tin này không chỉ cho phép biết vị trí của robot cũng như nhiệm vụ robot đang thực hiện, mà còn có thể điều khiển robot.
Chế độ thứ ba đơn giản nhất. Robot hoạt động hoàn toàn độc lập và chỉ so thông số vị trí của mình với phao để điều chỉnh đường di chuyển. Trong trường hợp khẩn cấp robot có thể phát tín hiệu SOS, thông báo dừng nhiệm vụ dưới biển.
Theo giới khoa học Nga, sáng chế này khẳng định vị thế đi đầu của Nga trong lĩnh vực chế tạo thiết bị ngầm không người lái và hệ thống điều khiển thiết bị, lĩnh vực mà cho đến nay Mỹ được coi là thủ lĩnh.
Hiện Cơ quan nghiên cứu triển vọng của Lầu Năm Góc DARPA cùng với nhiều công ty tư nhân đang thực hiện chương trình Poseidon, hệ thống định vị dưới nước tương tự như GPS, cho phép các tàu ngầm và tàu ngầm không người lái không chỉ định hướng khi lặn, mà còn trao đổi được thông tin. Theo kế hoạch, dự án sẽ được thử nghiệm vào năm 2018.