Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, ai được lợi?

QS |

Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn mua S-400 Triumf, một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất được thiết kế và sản xuất tại Nga.

Đề cập tới vấn đề này, chuyên gia quốc phòng Mikhail Khodoryonok cho rằng, nếu thỏa thuận S-400 được thông qua, cả Ankara và Moscow đều có lợi.

"Bên mua sẽ trở nên gắn kết với bên sản xuất thông qua quá trình bảo trì (vũ khí) và huấn luyện chuyên nghiệp. Mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự khăng khít sẽ không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ có động thái chính trị hung hăng nào nhằm chống lại Nga.

Ngoài ra, việc khách hàng là một thành viên NATO sẽ giúp nâng cao hình ảnh của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Khó có thể nghĩ ra cách quảng bá nào tốt hơn" - ông Khodoryonok nói với hãng thông tấn RIA Novosti.

Một số nguồn tin cho biết, thỏa thuận này đã được đưa vào chương trình nghị sự trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Recep Tayyip Erdogan trong tháng Ba.

Ngày 14/3 vừa qua, ông Sergey Chemezov - Giám đốc điều hành tập đoàn Rostec của Nga xác nhận rằng, Ankara sẵn lòng mua S-400 nếu Moscow cho vay vốn.

Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, ai được lợi? - Ảnh 1.

Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Sputnik

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thu được nhiều lợi ích khi mua S-400 bởi nước này chưa có hệ thống phòng không tầm xa nào. Ông Andrei Frolov - tổng biên tập tạp chí Arms Export nhận định, Ankara muốn tăng cường khả năng phòng không để đề phòng các nước láng giềng.

"Iran là đối thủ chính của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Nước cộng hòa hồi giáo này có lực lượng không quân khá mạnh. Đồng thời, họ còn có khả năng bảo vệ lãnh thổ trong trường hợp bị tấn công trả đũa. Năm ngoái, Nga đã chuyển giao 4 tiểu đoàn S-300PMU2 cho Iran.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Ankara với Damascus đang căng thẳng tới mức chưa thể xoa dịu. Quân đội chính phủ Syria được trang bị nhiều tên lửa tầm ngắn và các tên lửa chiến thuật tầm xa, trong khi hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ lại rất yếu" - ông Frolov nói.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có lợi nếu bổ sung hệ thống S-400 vào kho vũ khí nhưng ông Frolov lại nghi ngờ khả năng thỏa thuận này được tiến hành.

"Có vẻ ông Erdogan đang cố gây sức ép cho các đối tác của Thổ Nhĩ Kỳ trong khối NATO khi đưa ra những tuyên bố này. Về cơ bản, ông ta đang tìm cách gửi "tối hậu thư" để buộc họ bán các hệ thống phòng không của Mỹ và châu Âu theo các điều khoản có lợi (cho Thổ Nhĩ Kỳ)" - ông Frolov nói.

Theo vị chuyên gia, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp phải những thách thức nhất định nếu thật sự mua S-400. Đầu tiên, các thành viên khác trong khối NATO, tiêu biểu là Mỹ, sẽ không hài lòng với thỏa thuận này, nhất là khi mối quan hệ giữa Ankara với các đối tác phương Tây không mấy hữu hảo trong những năm gần đây.

Thứ hai, việc tích hợp S-400 với hệ thống phòng không của NATO không hề dễ dàng. Ngoài ra, dù Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận với Nga thì quá trình chuyển giao cũng không thể được tiến hành trước giai đoạn 2020-2022.

Theo hãng tin Sputnik, hệ thống phòng không S-400 (NATO định danh: SA-21 Growler) là sản phẩm của tập đoàn Almaz-Antey và Cục thiết kế chế tạo máy Fakel. Hệ thống này có khả năng đánh chặn nhiều loại vũ khí đường không hiện đại, bao gồm cả tiêm kích thế hệ 5, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình.

Quân khu Trung tâm Nga khai hỏa "rồng lửa" S-400

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại