Gián điệp Trung Quốc, Nga nghe lén điện thoại của TT Trump
Mới đây, các tác giả Мэттью Розенберг (Matthew Rosenberg), Мэгги Хаберман (Maggie Haberman) đã gây bão với bài viết mang tựa đề "The New York Times (США): когда Трамп звонит друзьям, китайцы и русские слушают и мотают на ус - Khi Trump gọi điện cho bạn bè, người Trung Quốc và người Nga vểnh râu ngồi nghe".
Những phóng viên của tờ báo này một lần nữa khiến đọc giả bị kích động bằng việc ngài Tổng thống hiện tại của Mỹ lại là kẻ tồi tệ. Lần này là do ông nói chuyện quá nhiều bằng điện thoại di động mà thường xuyên bị các cơ quan tình báo của Trung Quốc và Nga nghe lén.
Đặc biệt người Trung Quốc bắt kịp thời đại khi hành động hết sức tinh vi – theo "phiên bản của thế kỷ XXI".
Ảnh: © Official White House Photo by Shealah Craighead
Khi Tổng thống Trump gọi điện cho những người bạn cũ bằng một trong những điện thoại iPhone của mình để nói chuyện, than phiền hoặc hỏi ý kiến của họ về những cách hành xử mới đây của ông, thì theo các báo cáo của tình báo Mỹ, thường bị các gián điệp của Trung Quốc nghe lén.
Theo lời những người đã và đang là quan chức chính quyền Mỹ, người Trung Quốc nhận được sự am hiểu vô giá về cách làm thế nào để làm việc với tổng thống và tác động lên chính sách của Nhà Trắng.
Các thư ký của ông Trump đã nhiều lần cảnh báo ông rằng các cuộc nói chuyện qua điện thoại di động không an toàn khi cho ông biết rằng những cuộc điện đàm thường bị các gián điệp của Nga nghe lén.
Nhưng, theo các trợ lý chia sẻ, ngài Tổng thống thích "buôn chuyện" mà trong thời gian gần đây sử dụng thường xuyên hơn điện thoại để bàn bảo mật của Nhà Trắng, vẫn không đồng ý từ bỏ các điện thoại iPhone của mình.
Theo lời các quan chức của Nhà Trắng, họ chỉ biết hi vọng rằng ông sẽ kiềm chế bàn thông tin mật khi sử dụng điện thoại di động.
Về việc ông Trump sử dụng các điện thoại iPhone được một vài quan chức đã và đang đương nhiệm chia sẻ, những người yêu cầu giữ kín danh tính để có cơ hội được thảo luận về các thông tin tình báo và những biện pháp an ninh nhạy cảm.
Những quan chức này tuyên bố rằng họ làm thế không phải để phương hại đến ông Trump, mà vì thất vọng với việc tổng thống bất cẩn với vấn đề an ninh điện tử.
Tổng thống Trump trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Mehico.
Tình báo Trung Quốc nghe lén để làm gì?
Các cơ quan tình báo Mỹ, theo lời những quan chức, biết được từ những nguồn tin nằm vùng tại các chính phủ nước ngoài rằng Trung Quốc và Nga đang nghe lén các cuộc điện đàm của tổng thống và chặn việc trao đổi tin nhắn giữa các quan chức nước ngoài.
Theo lời các quan chức, họ cũng xác định được rằng Trung Quốc cố gắng tận dụng thông tin từ những cuộc nói chuyện bị nghe lén – để biết ông Trump nghĩ gì, những điều gì có thể tác động lên ông ấy, và ông ấy thường nghe ai – để giữ cho cuộc chiến thương mại với Mỹ không leo thang.
Khi sử dụng những công cụ lobby và hoạt động gián điệp, người Trung Quốc đã xây dựng một danh sách những nhân vật mà ông Trump thường xuyên nói chuyện, như các quan chức khẳng định, với hi vọng sử dụng họ để gây ảnh hưởng lên tổng thống.
Trong số đó có giám đốc điều hành "Blackstone group" Steven Schwartzman mà từng tài trợ chương trình thạc sĩ tại Đại học Tân Hoa Xã ở Bắc Kinh, và cựu tài phiệt sòng bạc Las-Vegas Steve Winn mà trước đây từng sở hữu bất động sản sinh lời tại Makao.
Người Trung Quốc tìm ra bạn bè của hai người đàn ông này, cũng như những người thường xuyên nói chuyện với tổng thống và hiện giờ đang dựa vào các doanh nhân Trung Quốc và những người khác có mối quan hệ ở Bắc Kinh để cung cấp thông tin cho bạn bè của ông Trump.
Chiến lược chính là để những người này chuyển những gì họ nghe được, và những quan điểm của Trung Quốc cuối cùng sẽ được chuyển tới tổng thống qua những tiếng nói đáng tin cậy.
Các quan chức còn bổ sung thêm rằng bạn bè của ong Trump, nhiều khả năng, không hề biết bất cứ điều gì về những nỗ lực của Trung Quốc trong trên phương diện này.
Lin Wood, luật sư của ông Winn, nói rằng thân chủ của mình đã nghỉ hưu và không bình luận bất cứ điều gì.
Thư ký báo chí của "Blackstone" Christine Anderson từ chối bình luận các nỗ lực của Trung Quốc tác động lên ông Schwartzman, nhưng nói rằng "ông ấy sẽ vui nếu lãnh đạo cả hai nước yêu cầu ông đưa ra làm trung gian giữa hai nước về một số vấn đề tối quan trọng".
Nga, theo một cựu quan chức, có vẻ hoạt động không được tinh vi như Trung Quốc vì sự thân tình rõ nét của ông Trump với tổng thống Vladimir Putin.
Những nỗ lực của Trung Quốc – đó là phiên bản thế kỷ XXI của phương thức mà các quan chức từng sử dụng để cố tác động lên các nhà lãnh đạo Mỹ trong vài chục năm khi sử dụng mạng lưới phi chính thức các doanh nhân và nhà khoa học có tiếng, những người mà có thể được "nhồi" vào đầu những ý tưởng hoặc giải pháp chính trị để họ mang chúng tới Nhà Trắng.
Hiện giờ sự khác biệt ở chỗ Trung Quốc, khi nghe các cuộc nói chuyện của ông Trump, có mường tượng rõ nét hơn về việc ai có ảnh hưởng nhiều hơn cả đối với tổng thống và những cách thức nào, thông thường, sẽ có hiệu quả.
Người Trung Quốc và người Nga "sẽ tìm thấy bất cứ điều nhỏ nhặt – ông ấy nói về điều gì đó nhẹ nhàng tới mức nào, lập luận nào được sử dụng», ông John Sipher, cựu nhân viên CIA với 28 năm thâm niên công tác, từng hoạt động tại Moscow thập niên 90, sau đó từng chỉ đạo chương trình của CIA tại Nga.
Bạn bè của ông Trump, những người như ông Schwartzman mà khá nổi bật trong khuôn khổ cuộc hội kiến đầu tiên giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Trump tại Mar-a-Lago, dinh thự nghỉ dưỡng của tổng thống tại Florida, đang có những quan điểm thân Trung Quốc và ủng hộ hoạt động thương mại với Trung Quốc.
Và vì thế, những cuộc "buôn chuyện" như này sẽ là những mục tiêu lý tưởng trong mắt người Trung Quốc. Theo lời của các quan chức, việc thuyết phục bạn bè của ông Schwartzman và Winn mang ý nghĩa quan trọng.
Một trong những quan chức Mỹ còn nói rằng người Trung Quốc kích thích những người bạn này để họ thuyết phục ông Trump thường xuyên gặp gỡ với ông Tập.
Theo lời của quan chức này, người Trung Quốc hiểu rõ rằng ông Trump rất trân trọng những mối quan hệ cá nhân, và rằng những cuộc gặp "mặt đối mặt" sẽ tạo ra những đột phá hơn những mối quan hệ thường xuyên giữa các quan chức của Trung Quốc và Mỹ.
Bạn bè có thể ngăn ông Trump tiếp tục cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không – đó là một câu hỏi khác.
Cận cảnh điện thoại di động của TT Trump.
TT Trump thích xài điện thoại iPhone không bảo mật
Các quan chức từng tuyên bố rằng tổng thống có 2 chiếc điện thoại iPhone chính thức mà đã được Cơ quan an ninh quốc gia cài đặt lại để hạn chế những tính năng và khả năng dễ bị xâm nhập của chúng, cũng như chiếc điện thoại cá nhân thứ ba mà không khác gì hàng trăm triệu chiếc iPhone khác đang được sử dụng trên thế giới.
Các nhân viên của Nhà Trắng nói rằng ông Trump vẫn giữ chiếc điện thoại cá nhân bởi vì trong đó, so với hai chiếc điện thoại khác, ông ấy có thể lưu giữ các liên lạc cá nhân của mình.
Công ty "Apple" từ chối bình luận về câu chuyện liên quan tới các điện thoại iPhone của tổng thống. Không một chiếc nào trong số đó hoàn toàn an toàn và bất khả xâm nhập đối với tin tặc mà có thể đột nhập các điện thoại này từ xa.
Nhưng các cuộc gọi từ điện thoại bị chặn khi chạy qua các cột ăng ten di động, dây cáp và những bộ chia tín hiệu mà là các bộ phận cấu thành của những mạng quốc gia và quốc tế. Các cuộc gọi từ mọi chiếc điện thoại di động – dù đó là iPhone hay Android, đều bị xâm nhập.
Vấn đề bảo mật liên lạc nguy hại cho ông Trump. Khi còn là ứng cử viên tổng thống trong chiến dịch vận động bầu cử năm 2016, tại các cuộc mít tinh, ông thường xuyên tấn công đối thủ phe Dân chủ của mình, bà Hillary Clinton khi kêu gọi "bỏ tù bà ấy" vì đã sử dụng hòm thư điện tử không được bảo mật trong thời gian làm ngoại trưởng Mỹ.
Hoạt động chặn cuộc gọi rất đơn giản đối với chính phủ các nước. Các cơ quan an ninh của Mỹ cho đây là công cụ quan trọng của hoạt động gián điệp, và họ thường xuyên cố nghe lén các điện thoại của các nhà lãnh đạo quan trọng các nước.
Trong nhiệm kỳ tổng thống Obama từng xảy ra một vụ bê bối ngoại giao, khi từ những tài liệu do cựu nhân viên Cơ quan ninh quốc gia Edward Snowden được biết rằng chính phủ Mỹ đã nghe lén điện thoại của thủ tướng Đức Angela Merkel.
Chính phủ các nước biết rất rõ về rủi ro này, và bởi thế các nhà lãnh đạo như Tập Cận Bình và Putin tránh sử dụng điện thoại di động khi nào có thể.
Tổng thống Barack Obama cũng từng rất cẩn trọng với điện thoại di động. Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông đã sử dụng chiếc iPhone mà không thể gọi được. Nó chỉ có thể nhận thư điện tử từ một hòm thư đặc biệt mà chỉ một nhóm các nhân viên và người thân được biết.
Nó không có camera hay mic, không thể dùng nó để tải bất cứ ứng dụng nào. Các tin nhắn văn bản bị khóa bởi vì không có tính năng thu thập và lưu giữ các tin nhắn theo quy định của Luật về các ghi chép của tổng thống.
"Đây là chiếc điện thoại tuyệt vời, hiện đại, nhưng nó không chụp ảnh, và bạn không thể gửi tin nhắn. Chiếc điện thoại không hoạt động, bạn không thể dùng nó để nghe nhạc. Cho nên, về nguyên lý, nó giống như chiếc điện thoại đồ chơi dành cho đứa trẻ 3 tuổi", ông Obama chia sẻ trong chương trình truyền hình buổi tối hồi tháng 6/2016.
Các quan chức chia sẻ rằng khi ông Obama cần điện thoại di động, ông dùng máy của một trong các trợ lý.
Ông Trump yêu cầu những thiết bị đủ tính năng hơn. Ông chấp thuận từ bỏ chiếc điện thoại dùng Android của mình. Và khi trở thành tổng thống, ông Trump đồng ý sử dụng hai chiếc điện thoại chính thức: 1 chiếc để sử dụng Twitter và những ứng dụng khác, chiếc còn lại để gọi điện.
Ảnh: Người dùng iPhone 5S đang tinh chỉnh nhận dạng vân tay trên điện thoại của mình để bảo mật (nguồn: © AP Photo, Ng Han Guan, File)
Như các trợ lý chia sẻ, ông Trump thường sử dụng các điện thoại di động của mình khi không muốn gọi qua bộ chia tín hiệu của Nhà Trắng và đăng ký bởi các trợ lý cấp cao.
Nhiều người trong số mà ông Trump thường nói chuyện qua một trong các điện thoại di động của mình, lấy ví dụ, ông chủ kênh truyền hình "Fox News", đồng tình với các quan điểm chính trị của tổng thống hoặc oán giận bất cứ điều gì.
Những quan chức của chính quyền Mỹ tuyên bố rằng sự hoang tưởng từ lâu của ông Trump liên quan tới việc bị theo dõi – từ lâu trước khi ngồi vào chiếc ghế ở Nhà Trắng ông cho rằng các cuộc điện đàm của ông không ít lần bị ghi âm – đã giúp họ cảm thấy yên tâm hơn về việc ông Trump sẽ không tiết lộ thông tin mật qua điện thoại.
Theo lời của họ, họ càng tin chắc rằng ông Trump sẽ không hé lộ những bí mật bởi vì ông ít khi can thiệp vào chi tiết công việc của tình báo, cơ quan phải báo cáo ông, và ông không nắm rõ những đặc điểm của hoạt động tình báo quân sự.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ "The Wallstreet Journal" hồi tuần trước, ông Trump còn bông đùa rằng các điện thoại của ông không an toàn.
Tổng thống Trump sử dụng điện thoại di động.
Trả lời câu hỏi về việc các quan chức của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã biết về vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán của Ả Rập Xê Út ở Istambul, ông trả lời: "Trên thực tế tôi đã nói đừng nói với tôi về điều đó qua điện thoại. Tôi không muốn nói về điều đó qua điện thoại…".
Nhưng ông Trump cũng được biết đến với sự vô ý của mình. Tại cuộc gặp trong phòng Bầu dục với các quan chức của Nga hồi tháng 5/2017, ông đã chia sẻ những thông tin tình báo hết sức nhạy cảm mà được Isarel cung cấp cho Mỹ.
Ông cũng nói với những người Nga rằng cựu giám đốc FBI James Comey là "kẻ điên rồ", và khi ông ta bị đuổi việc "giúp giảm được áp lực lớn".
Tuy nhiên, việc ông Trump thiếu kiến thức kỹ thuật làm giảm đi một số vấn đề an ninh khác. Ông không sử dụng hòm thư điện tử, bởi vậy rủi ro bị tình báo Nga đột nhập giống như từng làm với Đảng Dân chủ giảm xuống gần con số 0.
Đối với các tin nhắn văn bản cũng vậy, chức năng này được tắt trên các điện thoại chính thức của ông.
Chiếc điện thoại dùng để sử dụng Twitter của ông chỉ có thể kết nối internet qua wifi, và theo các quan chức cho biết, nó ít khi có thể truy cập vào các mạng không dây không bảo mật. Nhưng tính bảo mật của chiếc điện thoại cuối cùng phụ thược vào người dùng, còn bảo mật các điện thoại của tổng thống đôi khi không hề dễ.
Trong năm ngoái, chiếc điện thoại di động của ông Trump đã bị quên trên chiếc xe đánh golf tại câu lạc bộ của ông ở Bedminster (bang New Jersey). Theo lời của hai người biết rõ câu chuyện này, trong lúc tìm kiếm nó, mọi thứ lộn tùng phèo.
Ông Trump thay hai chiếc điện thoại chính thức của mình 30 ngày/lần sang những điện thoại mới, nhưng ông ít khi làm vậy vì thấy bất tiện.
Dự kiến các nhân viên của Nhà Trắng sẽ tinh chỉnh các điện thoại mới giống như những điện thoại cũ, nhưng các điện thoại iPhone mới không thể hồi phục từ những dữ liệu đã lưu trên các điện thoại cũ của ông ấy bởi vì điều đó có thể làm cho chúng bị nhiễm các chương trình gây hại.
Điện thoại mới hay cũ, không quan trọng – người Trung Quốc và Nga vẫn cứ vểnh râu lên mà nghe.