Nếu xảy ra xung đột quân sự Mỹ-Nga, khả năng chiến thắng của bên nào cao hơn?

Đức Trí |

Trong bối cảnh Nga, Mỹ và NATO đang “chạy đua” phát triển tên lửa chiến thuật và chiến lược thì việc Mỹ hay Nga giành chiến thắng khi xảy ra xung đột quân sự là vấn đề mà giới quan sát đặc biệt quan tâm.

Theo báo cáo của Sohu (29/10), đối với câu hỏi trên, Nhà trắng đã từng đưa ra đáp án là Nga. Do Nga có thực lực mạnh mẽ để trả đũa lại một cuộc tấn công của Mỹ. Trên phương diện thực lực quân đội thông thường, Nga không phải là đối thủ của Mỹ.

Tuy nhiên, trên phương diện vũ khí kỹ thuật cao và vũ khí hạt nhân, Nga lại vượt qua Mỹ rất nhiều.

Trên phương diện vũ khí kỹ thuật cao, Nga nắm giữ nhiều kỹ thuật đông tây hiện đại như Tên lửa chống hạm siêu vượt âm Kinzhal, tên lửa hành trình siêu thanh Zircon, tên lửa chống hạm Bastion, tên lửa Pioneer…

Nếu xảy ra xung đột quân sự Mỹ-Nga, khả năng chiến thắng của bên nào cao hơn? - Ảnh 1.

Nếu xảy ra xung đột quân sự Nga – Mỹ, Nga được đánh giá sẽ chiếm ưu thế lớn trên phương diện vũ khí kỹ thuật cao. Nguồn: Sohu

Tên lửa chống hạm siêu vượt âm Kinzhal là loại tên lửa hành trình phóng từ trên không của Không quân Nga. Tầm phóng 1.000 km, theo giới thiệu của Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa có tốc độ tối đa đạt tới 10 Mach.

Khi bay ở tốc độ này, các hệ thống phòng ngự của đối phương sẽ “bó tay” trong việc đánh chặn.

Quan trọng hơn, quỹ đạo bay của tên lửa này là quỹ đạo “trôi” (không phân tách là ở giai đoạn hành trình cuối, tên lửa có thể lợi dụng bánh lái điều khiển ở phần đuôi để thực hiện cơ động nhiều hướng, không có quy luật), do vậy không có bất cứ hệ thống phòng không nào trên thế giới hiện nay có thể phòng ngự được loại tên lửa này.

Đối với tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz 100.000 tấn, mặc dù một quả tên lửa Kinzhal sẽ không thể đánh chìm, nhưng cũng khiến nó bị mất sức chiến đấu, đây là điều không có gì phải nghi ngờ.

Điều khiến Hải quân Mỹ đau đầu nhất là, Nga đang có kế hoạch hiện đại hóa hơn 100 chiếc Tu-22M3 còn tương đối mới, dùng để trang bị tên lửa Kinzhal, với tầm bắn lên tới 2.000 km.

Nếu mỗi chiếc Tu-22M3 được trang bị 4 tên lửa Kinzhal, mỗi lần xuất kích khoảng 20 máy bay, mang được khoảng 80 tên lửa Kinzhal, sẽ khá dễ dàng để đối phó với một biên đội có hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Nếu xảy ra xung đột quân sự Mỹ-Nga, khả năng chiến thắng của bên nào cao hơn? - Ảnh 2.

Mỹ đang “bó tay” trước các tên lửa siêu vượt âm của Nga. Nguồn: Sohu

Tên lửa Pioneer là một loại tên lửa hành trình khác của Không quân Nga, tầm phóng đạt 2.000 km. Tên lửa này có tốc độ lên đến 20 Mach, nó có đầu đạn hủy diệt riêng với sức công phá mạnh mẽ, và có thể đánh chìm tàu khu trục trọng tải 10.000 tấn.

Tên lửa này đã được Mỹ và NATO công nhận là “nỗi kinh hoàng” của hệ thống phòng không và mệnh danh cho loại tên lửa này là “bão táp châu Âu”. Các hệ thống phòng thủ của Mỹ và phương Tây không có cách nào ngăn chặn được loại tên lửa này từ quan điểm kỹ chiến thuật.

Hai loại tên lửa trên chỉ là hai trong nhiều đại biểu của vũ khí siêu vượt âm do Nga chế tạo. Tên lửa hành trình siêu thanh Zircon, tên lửa chống hạm Bastion cũng có tính năng tương tự tên lửa Kinzhal.

Điều đáng chú ý là Nga đã phát triển rất nhiều tên lửa siêu vượt âm mới, nhưng Mỹ đã không phát triển tên lửa siêu vượt âm tương tự như của Nga. Trong kho vũ khí của Mỹ, hiện nay các loại tên lửa siêu vượt âm gần như là “trống rỗng”.

Việc Quân đội Nga mạnh hơn quân đội Mỹ về vũ khí siêu vượt âm cũng đồng nghĩa với vấn đề là:

Một khi xảy ra xung đột quân sự, nếu Nga điều động MIG-31, Tu-22M3 cùng máy bay hiện đại khác mang theo số lượng lớn tên lửa siêu vượt âm tấn công từ không trung vào Quân đội Mỹ, trước đòn tấn công “bầy sói” này, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn mà không có bất cứ khả năng chống trả nào.

Đây là nguy cơ hiện hữu đối với Mỹ, điều này được Mỹ công nhận trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 (NDAA), trong Đạo luật này có điều khoản yêu cầu Bộ Quốc phòng đẩy mạnh chương trình phòng thủ tên lửa siêu vượt âm.

Nỗ lực của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng điều bất ngờ là Mỹ đã đề ra tốc độ cho vũ khí siêu vượt âm của mình khá khiêm tốn khi chỉ đạt Mach 10 trong khi đối thủ chính của Mỹ là Nga tuyên bố đã bắt đầu quá trình sản xuất đầu đạn siêu vượt âm có tốc độ Mach 20.

Nếu xảy ra xung đột quân sự Mỹ-Nga, khả năng chiến thắng của bên nào cao hơn? - Ảnh 3.

Lực lượng tấn công hạt nhân của Nga đang khiến Mỹ đặc biệt “quan ngại”. Nguồn: Sohu

Ngoài tên lửa siêu vượt âm, sức mạnh của lực lượng tấn công hạt nhân của Nga cũng khiến Mỹ quan ngại. Giới quan sát cho rằng, công nghiệp chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga đã vượt trước Mỹ 10 năm.

Điều này đã được chứng minh, Mỹ hiện có khoảng 500 tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-3 LGM-30g sử dụng kỹ thuật tên lửa từ những năm 1970.

Mặc dù Mỹ đã có nhiều cải tiến để kéo dài thời gian phục vụ của loại tên lửa này đến năm 2040, tuy nhiên độ chính xác của Minuteman-3 và khả năng đột phá của đầu đạn từ lâu đã không thể so sánh với tên lửa của Nga.

Mặc dù Mỹ có kế hoạch xây dựng Hệ thống răn đe chiến lược mặt đất (GBSD) để thay thế 500 tên lửa Minuteman-3 LGM-30g từ năm 2028 với tổng kinh phí lên đến hơn 300 tỷ USD, tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu chương trình GBSD đã có không ít khó khăn xảy ra, giới quan sát cũng như nhiều quan chức đang đặt dấu hỏi cho chương trình này.

Thậm chí, nội bộ Quốc hội Mỹ cũng xảy ra một số tranh cãi về tầm quan trọng của chương trình GBSD.

Nếu xảy ra xung đột quân sự Mỹ-Nga, khả năng chiến thắng của bên nào cao hơn? - Ảnh 5.

Tên lửa RS-28 Sarmat là vũ khí “đáng sợ”, có thể “quét sạch” toàn bang Texas hoặc nước Pháp chỉ trong vài giây. Nguồn: Sohu

Trong khi đó, trong kho vũ khí tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga đang sở hữu những tên lửa hiện đại nhất trên thế giới, như tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2PM2 Topol-М, tên lửa đạn đạo RS-24 Yars, đặc biệt là tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat.

Các loại tên lửa này có tính năng vượt xa so với Minuteman-3. Điều này đã được Nga kiểm nghiệm trong cuộc diễn tập hạt nhân mới nhất gần đây mang tên “sấm sét 2019”.

Báo chí Pháp đã từng nhận xét tên lửa RS-28 Sarmat là vũ khí rất đáng sợ vì có thể quét sạch toàn bang Texas hoặc nước Pháp chỉ trong vài giây. RS-28 Sarmat nặng 100 tấn, sử dụng nhiên liệu lỏng, đạt tầm bắn đến 17.000 km, tức có thể bắn đến Paris hoặc London và có thể mang đến 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng.

Mỗi đầu đạn có sức công phá từ 150-300 kiloton (tương đương 150.000-300.000 tấn chất nổ TNT) và có thể tách ra bay đến từng mục tiêu riêng.

Trang web Business Insider của Mỹ lo ngại siêu tên lửa RS-28 Sarmat có thể bắn phá các mục tiêu ở Mỹ và các nước thành viên NATO bởi tên lửa có thể vô hiệu hóa mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.

Nếu xảy ra xung đột quân sự Mỹ-Nga, khả năng chiến thắng của bên nào cao hơn? - Ảnh 6.

Mỹ cùng NATO đang tăng cường xây dựng chiến lược đối phó với Nga ở khu vực sát sườn Nga là Đông Âu. Nguồn: Sohu

Nếu như Nga và Mỹ xảy ra một cuộc xung đột hạt nhân, Mỹ tuyệt đối sẽ không là đối thủ của Nga. Nga sẽ dựa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa trên mặt đất và tên lửa phóng từ tau ngầm để tác chiến đã có thể chiếm được ưu thế lớn so với Mỹ.

Đây cũng là lý do tại sao thời gian qua, Mỹ rút khỏi các Hiệp ước hạt nhân với Nga, đồng thời cùng NATO tăng cường chế tạo và cải tiến vũ khí hạt nhân của mình, đồng thời cũng thắt chặt quan hệ và nâng cao khả năng phối hợp tác chiến hạt nhân, đặc biệt là tại các khu vực chiến lược ở châu Âu, trong đó có khu vực giáp biên giới Nga ở Đông Âu.

Từ đó xây dựng chiến lươc, chiến thuật mới cho quân đội mình để chung tay đối phó với “mối đe dọa” Nga đang ngày càng gia tăng.

Hành động của Mỹ cũng đang thể hiện ý đồ “biến NATO thành tốt thí, đưa chiến trường đến châu Âu” để bảo toàn lãnh thổ của mình, một khi xảy ra xung đột quân sự với Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại