Nếu Việt Nam sản xuất tên lửa Prithvi, sẽ không còn cơ hội cho Iskander-E?

Nam Đồng |

Sau khi Ấn Độ công bố chuyển giao công nghệ tên lửa để Việt Nam có thể tự sản xuất trong nước, đã xuất hiện nhận định cho rằng bạn sẽ giúp ta chế tạo loại Prithvi.

Nếu nhận định trên trở thành hiện thực trong một tương lai không xa, gần như chắc chắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-E do Nga sản xuất sẽ không thể có mặt tại Việt Nam, do thua kém Prithvi ở gần như tất cả các chỉ số chính.

Nếu Việt Nam sản xuất tên lửa Prithvi, sẽ không còn cơ hội cho Iskander-E? - Ảnh 1.

Xe mang phóng và xe nạp đạn của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander

Trước hết về tầm bắn, phiên bản xuất khẩu Iskander-E chỉ vươn tới được cự ly 280 km do vướng phải các quy định của Hiệp ước Kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), khiến Nga không thể "bán nguyên chiếc" đạn tên lửa tầm bắn trên 300 km. Trong khi đó, nếu Việt Nam được Ấn Độ chuyển giao công nghệ để tự sản xuất thì lại không chịu hạn chế trên.

Biến thể mới nhất của Prithvi là Prithvi III (hay còn gọi là Dhanush) mang được đầu đạn nặng 1.000 kg đi xa 350 km, tăng lên tới 600 km nếu giảm trọng lượng đầu đạn đi một nửa, hoặc đạt tầm bắn xa nhất 750 km khi đầu đạn thu nhỏ còn 250 kg, các thông số trên đều vượt xa Iskander-E.

Nếu Việt Nam sản xuất tên lửa Prithvi, sẽ không còn cơ hội cho Iskander-E? - Ảnh 2.

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi II rời bệ phóng

Tiếp theo khi xét tới độ chính xác, ban đầu Prithvi không được đánh giá cao khi vòng tròn sai lệch mục tiêu (CEP) ước tính 0,2% cự ly bắn, nhưng sau khi được nâng cấp bằng cách áp dụng các cơ chế dẫn đường tiên tiến, CEP của nó rút xuống chỉ còn 10 - 50 m, tên lửa còn được bổ sung những biện pháp đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương.

Còn CEP của Iskander-E lên tới 30 - 70 m, do biến thể xuất khẩu không được trang bị đầu dò quang điện như phiên bản nội địa Iskander-M (CEP chỉ 5 m), công nghệ tàng hình Plasma "huyền thoại" cũng bị Nga lược bỏ, chỉ "thửa riêng" cho mình, khiến giá trị của Iskander-E bị giảm sút rất nhiều.

Tính năng không quá nổi bật nhưng đơn giá một khẩu đội Iskander-E lại rất cao, lên tới 120 triệu USD cho 6 xe mang phóng, 24 đạn tên lửa, trạm chỉ huy - điều khiển và xe hỗ trợ, đây chính là rào cản lớn khiến cho nó khó cạnh tranh được với Prithvi "nội địa".

Có thể nói quyết định tạm thời cấm xuất khẩu Iskander mà Nga đưa ra đã khiến nước này bỏ lỡ nhiều khách hàng tiềm năng, cơ hội có lẽ chỉ đến với họ một lần nữa nếu như Iskander-E không bị cắt giảm quá nhiều tính năng "độc, lạ" áp dụng riêng trên phiên bản Iskander-M.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại