"Nếu phải làm việc vất vả, hãy chậm lại, cười vào mặt kẻ điên khùng muốn thỏa mãn họ bằng sự bất hạnh của bạn"

Nội dung: Vân Hồng - Tố Nga (lược dịch bức thư); Thiết kế: Đỗ Linh |

Chúng ta cùng "sống chậm" bằng cách đọc bức thư của vị bác sĩ từ thế kỷ 18 gửi cho bệnh nhân là một thợ may, thấm thía đến từng câu chữ và chứa đựng tính thời sự đến ngày nay.

Bác sĩ Samuel Hahnemann, 88 tuổi (1755-1843) là một bác sĩ người Đức, phát minh ra phương pháp chữa bệnh nổi tiếng với việc tạo ra hệ thống giả khoa học của thuốc thay thế gọi là "Vi lượng đồng căn".

Năm 1799 Hahnenmann viết một lá thư cho một bệnh nhân (làm nghề thợ may, qua đời ở tuổi 92), đưa ra những lời khuyên về cách sống sao cho hạnh phúc, điều đó có tác dụng chữa bệnh hơn bất kỳ phương pháp y học nào, và tác dụng ngay cả trong cuộc sống ngày nay.

Sau khi bức thư này được đăng tải, rất nhiều người đã đọc và nhìn lại cuộc sống của chính mình. Nhiều người đã chợt nhận ra, họ không cần phải làm việc quá nhiều như vậy, nếu như cuộc sống phải đánh đổi sức khỏe chỉ để phục vụ nhu cầu vật chất không ngừng tăng lên mỗi ngày.

Tiến sĩ Samuel Christian Frederic Hahnemann là người sáng lập vi lượng đồng căn. Ông đã thiết lập các nguyên tắc cơ bản của khoa học và nghệ thuật của vi lượng đồng căn.

Ông được gọi là Cha đẻ của Dược lý Thực nghiệm vì ông là bác sĩ đầu tiên điều chế thuốc theo cách chuyên biệt, chứng minh chúng trên người khỏe mạnh, để xác định cách thức các loại thuốc hoạt động để chữa bệnh. 

Hahnemann đã phát hiện ra khả năng khắc phục của thuốc và các chất trơ như vàng, bạch kim, silica, than thực vật, v.v. Bằng cách điều chế thuốc thông qua quá trình khử, các chất trơ và không hòa tan này trở nên hòa tan trong rượu hoặc nước.

Bác sĩ Hahnemann tán thành luật chữa bệnh được gọi là "Similia Similibus Curentur" hay "Like Cures Like". Điều này có nghĩa là một phương thuốc tạo ra các triệu chứng ở một người khỏe mạnh sẽ chữa được các triệu chứng tương tự khi được biểu hiện bởi một người trong tình trạng bệnh. 

Bác sĩ Hahnemann là người khởi xướng một số phương pháp y học hiện đại. Do việc đối xử với bệnh nhân điên rồ là tàn nhẫn và có hại, ông đã khuyên điều trị nhân đạo cho người mất trí. Ông đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân điên loạn bằng phương pháp vi lượng đồng căn và trở nên nổi tiếng nhờ thành công này.

Bác sĩ Hahnemann đã nhanh chóng nhận ra vệ sinh kém là nguyên nhân gây ra sự lây lan của bệnh. Thành công của ông với bệnh tả và bệnh thương hàn là một phần nhờ sự công nhận này. Hahnemann cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của điều dưỡng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tại giường và cách ly.

Bác sĩ Hahnemann đã điều trị cho hàng ngàn trường hợp khó khăn và mãn tính. Vì vậy, ông trở nên nổi tiếng đến nỗi các bác sĩ từ Châu Âu và Châu Mỹ đã đến gặp ông để học tập chuyên môn.

Nếu phải làm việc vất vả, hãy chậm lại, cười vào mặt kẻ điên khùng muốn thỏa mãn họ bằng sự bất hạnh của bạn - Ảnh 1.

KTS Đặng Tố Nga chia sẻ: Mình đã từng có một thời gian điên cuồng với công việc, căng thẳng với áp lực từ phía khách hàng: tiến độ, thay đổi thiết kế... Cho đến một ngày mình tự hỏi: mình có cần nhiều tiền đến thế không? Mình cần bao nhiêu tiền để sống mỗi tháng? Và sau khi tính toán những nhu cầu thiết yếu, mình thấy chỉ cần làm việc trung bình mỗi ngày 3 tiếng là đủ.

Từ khi quyết định làm việc vừa phải, sống thảnh thơi với ít nhu cầu, mình thấy cuộc sống thật đẹp, thật hạnh phúc. Chẳng hề có nhu cầu mua sắm đồ thời trang đắt tiền như trước. Mình tĩnh lặng nhìn cuộc sống xung quanh, và thấy thương những người làm việc cật lực từ sáng đến tối và phải tiêu khá nhiều tiền để phục vụ công việc, cuối cùng cũng không kiếm được bao nhiêu so với sức khoẻ họ đã mất.

Kính mời quý vị cùng đọc bức thư của vị bác sĩ gửi bệnh nhân của mình, chúng ta sẽ nhận ra nhiều điều đáng ngẫm.

Nếu phải làm việc vất vả, hãy chậm lại, cười vào mặt kẻ điên khùng muốn thỏa mãn họ bằng sự bất hạnh của bạn - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại