Phổi là cơ quan nằm gần xương sống ở hai bên tim và có nhiệm vụ tham gia vào quá trình hô hấp.
Chức năng chính của phổi là vận chuyển oxy từ không khí vào mạch máu và giải phóng carbon dioxide ra khỏi máu.
Các tế bào của cơ thể cần oxy để hoạt động và phát triển, vậy nên, phổi cần phải khỏe mạnh mới làm tốt chức năng này.
Theo cấu trúc cơ thể, phổi được bảo vệ một cách tự nhiên khỏi các bụi bẩn và vi khuẩn.
Tuy nhiên, một số chất độc hại có thể làm hỏng các đường dẫn khí và đe dọa khả năng làm việc của phổi, từ đó có thể dẫn đến bệnh phổi, thậm chí là ung thư phổi.
Một số bệnh phổi thường gặp là bệnh suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản, viêm phổi, khí thũng, xơ nang, bệnh lao, ung thư phổi và hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).
Những người bị bệnh phổi thường có triệu chứng chung như khó thở và một số bệnh thậm chí có thể dẫn đến suy hô hấp.
Chỉ trong một ngày, một người khỏe mạnh thở gần 25.000 lần. Điều này đồng nghĩa với việc phổi không bao giờ nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, "cũng như các bộ phận còn lại của cơ thể, sau khi hoạt động cả ngày, phổi cần nghỉ ngơi và nó cũng tái tạo năng lượng", Jennifer M. Ryan, một chuyên gia chứng tim mạch và phổi điều trị vật lý nói.
Có rất nhiều điều mà bạn có thể làm để giữ cho phổi khỏe mạnh, hoạt động tốt, đơn giản nhất là có lối sống, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
"Để giúp phổi khỏe mạnh, bạn cần biết cách giúp nó tự chống lại sự tích tụ các chất độc trong phổi gây ra bởi các chất ô nhiễm môi trường, chất gây dị ứng, bụi và khói thuốc lá", bác sĩ Ryan cho biết thêm.
Dưới đây là một số cách giữ cho phổi khỏe mạnh, làm sạch phổi mà bất kì ai cũng nên biết và thực hiện.
1. Bỏ hút thuốc
Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, một số trong đó là nicotin gây ra vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.
Trong thực tế, hút thuốc lá là nguyên nhân chính của bệnh phổi nghiêm trọng như ung thư phổi và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).
Khói thuốc lá có thể thu hẹp đường dẫn khí và gây khó thở. Nó gây ra tình trạng viêm mãn tính hoặc sưng phổi.
Khói thuốc lá cũng có thể phá hủy các mô phổi, do đó làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nếu bạn bị bất kỳ loại bệnh phổi, từ bỏ thuốc lá có thể giúp quản lý tình trạng của bạn và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
2. Tránh hít phải khói thuốc lá
Khói thuốc có độc tính cao và có thể tàn phá đến phổi và sức khỏe tổng thể không kém gì hút thuốc lá. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để tránh khói thuốc lá:
- Không cho phép người khác hút thuốc trong nhà, trong xe hoặc nơi làm việc.
- Tránh những nơi công cộng mà cho phép hút thuốc.
3. Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm
Ngoài khói thuốc lá, trong không khí cũng có rất nhiều chất gây ô nhiễm khác có hại cho phổi, ví dụ như formaldehyde, benzene và trichloroethylene - các hợp chất dễ bay hơi (VOC).
Ngay cả những loại nước hoa tổng hợp sử dụng trong các sản phẩm giặt là và làm mát không khí, tránh thải ra các hóa chất độc hại.
Tốt nhất, bạn nên tránh tới các vùng ô nhiễm nặng và công nghiệp hóa. Khi xây dựng hoặc tu sửa ngôi nhà của bạn, hãy chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường như tủ formaldehyde, linoleum...
4. Cải thiện không khí trong nhà
Trong một nghiên cứu năm 1980 của NASA, các nhà khoa học cho biết rằng một số cây trồng trong nhà có tác dụng như máy lọc không khí tự nhiên, giúp lọc ra các hợp chất dễ bay hơi phổ biến hữu cơ (VOCs) bao gồm cả formaldehyde, benzene và trichloroethylene.
Vậy nên, bạn hãy trồng trong nhà một số loại cây như dương xỉ, cọ tre, lô hội, huyết dụ... để làm sạch không khí.
Đồng thời, để làm sạch không khí trong nhà, nên giảm thiểu việc sử dụng các chất tẩy rửa và các hóa mỹ phẩm có mùi mạnh mẽ. Nên mở cửa sổ, cửa phòng để làm thoáng không khí trong phòng.
5. Hít thở sâu hàng ngày
Hít thở giúp cung cấp oxy tới mọi tế bào trong cơ thể tốt hơn. Nếu không có đủ oxy, con người dễ gặp các vấn đề về phổi và thậm chí cả bệnh tim.
Với các bài tập thở sâu thường xuyên, bạn có thể dễ dàng tăng cường chức năng phổi. Nó cũng có thể giúp làm sạch các độc tố trong phổi, cải thiện hiệu suất của phổi và làm sạch hô hấp.
Bài tập hít thở sâu dành cho bạn:
- Hãy ngồi xuống ở một nơi thư giãn và yên tĩnh.
- Nhắm mắt lại và hít thở thật sâu qua mũi.
- Đếm đến 5, từ từ hít vào.
- Giữ hơi thở trong vài giây, sau đó thở ra từ từ.
- Lặp lại bài tập thở này 6-8 lần.
Thực hiện bài tập thở sâu này hàng ngày để giúp làm sạch phổi của bạn và giữ cho bạn không bị căng thẳng.
Nếu bạn không thể thực hành được cách hít thở sâu, hãy tham gia một câu lạc bộ thở nơi những người có vấn đề về phổi và hô hấp có thể tìm hiểu về kỹ thuật này.
6. Ăn các thực phẩm tốt cho phổi
Sự kết hợp các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp cho phổi khỏe mạnh và làm sạch độc tố có hại trong phổi.
Một số lưu ý trong ăn uống dành cho bạn:
- Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và giải độc trong chế độ ăn uống của mình, bao gồm các loại thảo mộc như tỏi, hành tây, ớt cayenne, gừng, rau oregano, bột nghệ, lựu, táo, bưởi, trà xanh, bạc hà...
- Những thực phẩm là nguồn protein tốt như sữa, pho mát, cá, các loại hạt và thịt gia cầm... cũng giúp duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Ăn thực phẩm giàu folate như đậu lăng và đậu đen để bảo vệ phổi khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), giảm các triệu chứng khó thở do COPD gây ra.
- Chọn carbohydrate phức tạp, chẳng hạn như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và mì ống, trái cây tươi và rau quả. Đồng thời, hạn chế carbohydrate đơn giản, bao gồm cả đường ăn, bánh kẹo, bánh, nước giải khát thông thường.
- Nên ăn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn, không bão hòa đa và không chứa cholesterol. Nên tránh các thực phẩm chứa chất béo trans và mỡ bão hòa.
7. Chủ động tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để tăng dung tích phổi, giúp không khí và oxy lưu thông qua phổi tốt hơn. Điều này cũng tốt cho tim và các cơ bắp.
Một số gợi ý trong tập thể dục:
- Thực hiện các bài tập tim mạch nghiêm ngặt trong ít nhất 20 phút, 5 ngày/tuần. Bài tập tim mạch tăng cường các cơ bắp xung quanh phổi của bạn.
- Hãy thử bài tập aerobic, chẳng hạn như đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp, một vài ngày một tuần. Việc tập luyện căng thẳng trong các bài tập aerobic sẽ giúp dung tích phổi phát triển rất nhiều.
- Bơi trong 30 phút, một vài lần một tuần.
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu tập thể dục, tham khảo ý kiến một huấn luyện viên để tìm ra các loại bài tập tốt nhất cho tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
Cũng nên nhớ rằng khi tập thể dục cần hít thở sâu hơn và thường xuyên hơn. Vì vậy, không tập thể dục ngoài trời trong giờ cao điểm.
8. Duy trì vệ sinh đúng cách và phòng bệnh
Những người dễ bị nhiễm trùng phổi, có thể dẫn đến khó thở, phải thực hành vệ sinh đúng cách.
Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp truyền nhiễm phổ biến như cảm lạnh và cúm. Một số lưu ý giữ vệ sinh và phòng bệnh dành cho bạn:
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước.
- Che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi.
- Tránh những nơi đông người trong mùa lạnh và cúm.
- Nếu bạn bị bệnh, hãy ở nhà làm cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
9. Kiểm tra sức khỏe định kì
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể giúp giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh và hoạt động tốt. Hãy nhớ rằng, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh.
Hầu hết các bệnh phổi không bị phát hiện cho đến khi trở nên nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể dễ dàng kiểm tra các tình trạng sức khỏe phổi của bạn và phát hiện những bất thường ngay từ giai đoạn đầu.
Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ rằng: Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng của vấn đề về phổi, chẳng hạn như khó thở trong các hoạt động đơn giản, đau khi thở, chóng mặt với một sự thay đổi trong hoạt động, hoặc ho dai dẳng...