Nếu Iran vô can vụ hơn 1 triệu thùng dầu bị Mỹ "bắt sống", kẻ bỏ của chạy lấy người là ai?

DK |

Kịch bản buôn lậu không phải là "độc quyền" của Iran như Mỹ cáo buộc và trước ảnh hưởng của "ai đó" với quốc gia sở hữu 4 con tàu, không khó suy đoán ra chủ sở hữu của chuyến hàng.

Iran bác bỏ liên đới tới các tàu dầu bị Mỹ "bắt sống"

Theo Sputnik, Bộ Tư pháp Mỹ đã ra tuyên bố xác nhận việc bắt giữ 4 tàu bị cáo buộc chở nhiên liệu của Iran đến Venezuela trong ngày 14/8:

"Hôm nay, Bộ Tư pháp (Mỹ) thông báo về thành công trong việc bắt giữ một lô hàng nhiên liệu trị giá hàng triệu USD có liên quan đến Venezuela của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), một tổ chức bị (Washington) liệt kê là khủng bố".

Dữ liệu từ trang thông tin hàng hải Marinetraffic cho thấy các tàu Luna, Panda, Bering và Bella đều treo cờ của quốc gia Tây Phi Liberia và đang thực hiện các chuyến hàng chưa xác định điểm đến trước khi bị nhà chức trách Mỹ bắt giữ trong vùng biển quốc tế.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, toàn bộ số nhiên liệu trên 4 tàu chở dầu đã được chuyển sang các tàu dầu khác và số hàng này đang được chuyển về Mỹ.

Nếu Iran vô can vụ hơn 1 triệu thùng dầu bị Mỹ bắt sống, kẻ bỏ của chạy lấy người là ai? - Ảnh 1.

Vị trí tương đối của 4 tàu chở nhiên liệu Luna, Panda, Bering và Bella vào tháng 5 và tháng 7 năm 2020 (Nguồn: Twitter).

Theo cáo buộc của Mỹ, IRGC đã sử dụng vỏ bọc là một mạng lưới các công ty có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) để buôn lậu nhiên liệu hòng qua mặt Washington.

Các hoạt động nói trên nhằm đem lại lợi nhuận phục vụ cho thứ mà Mỹ mô tả là "hoạt động bất chính" bao gồm phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và tài trợ cho các nhóm vũ trang.

Trước đó, ông Hojat Soltani, Đại sứ Iran tại Venezuela thông qua mạng xã hội Twitter đã tuyên bố bác bỏ các cáo buộc rằng lô nhiên liệu được cho là trên đường đến Venezuela là của Iran.

“Tất cả các tàu này (4 tàu chở nhiên liệu Luna, Pandi, Bering và Bella) đều không phải là của Iran, chủ sở hữu hoặc quốc gia sở hữu chúng cũng không có liên quan gì đến Iran".

Trong trường hợp tuyên bố của Đại sứ Iran tại Venezuela là chính xác, có thể tạm thời loại bỏ giả thuyết về việc 4 tàu chở dầu nói trên đang buôn lậu nhiên liệu cho IRGC. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra lúc này là chuyến hàng chở hơn 1 triệu thùng nhiên liệu này thuộc về ai?

Nếu Iran vô can vụ hơn 1 triệu thùng dầu bị Mỹ bắt sống, kẻ bỏ của chạy lấy người là ai? - Ảnh 3.

Tuyên bố bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc Iran có liên quan tới các tàu dầu bị bắt giữ trên Tweeter của Đại sứ Iran tại Venezuela Hojat Soltani.

"Ván bài" còn nhiều "người chơi"?

Hôm 12/8, tờ The Edge Markets - một ấn phẩm kinh doanh và tài chính ở Malaysia và Singapore đã đăng tải bài phân tích về việc Venezuela đã để mất 3 tàu chở dầu cho đối tác Trung Quốc khi một liên doanh giữa doanh nghiệp 2 nước phá sản.

Theo tài liệu được Reuters công bố, PetroChina Co Ltd - đối tác của Petroleos de Venezuela trong liên doanh CV Shipping Pte Ltd (có trụ sở tại Singapore) đã được tòa án Singapore phán quyết thừa hưởng ba tàu chở dầu có tên Junin, Boyaca và Carabobo.

Nguyên nhân của vụ việc bắt nguồn từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela khiến các công ty cung cấp bảo hiểm bảo vệ và bồi thường (P&I) cho CV Shipping Pte Ltd đã ra quyết định thu hồi hợp đồng.

Luật pháp Singapore yêu cầu các tàu phải có bảo hiểm P&I mới được ra khơi, vì vậy CV Shipping đã thiệt hại hàng triệu USD và khiến liên doanh đổ vỡ.

Cùng một nguyên nhân, các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng đã khiến các công ty vận tải biển lớn của Hy Lạp ngừng hợp tác, ảnh hưởng lớn tới xuất nhập khẩu dầu mỏ và chế phẩm dầu mỏ của Venezuela.

Cho tới lúc này, có thể nhận thấy nhiều "đối tác" của Venezuela trên thế giới ngoài Iran vẫn mong muốn tiếp tục xuất nhập khẩu dầu mỏ, chế phẩm dầu hay nguyên liệu hóa dầu quốc gia này nhưng vướng phải "chướng ngại vật", đặc biệt là liên quan tới vận chuyển của Mỹ.

Nhiều khả năng "ai đó" đã tìm cách lách luật bằng cách buôn lậu - trung chuyển các chuyến hàng của Venezuela ở vùng biển quốc tế.

Cá nhân, tổ chức hoặc các quốc gia này có ảnh hưởng nhất định trong giao thương hàng hải và thừa đủ kinh nghiệm tạo các vỏ bọc cho hoạt động kinh tế ở nước ngoài và đặc biệt là có khả năng tài chính đủ để sẵn sàng "vứt bỏ" hàng triệu thùng dầu khi bị "phát giác".

Rõ ràng kịch bản này không phải là "độc quyền" của IRGC như Mỹ cáo buộc và đứng trước việc ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng đối với Liberia trong những năm gần đây, không khó để đưa ra một giả thuyết về việc ai là chủ sở hữu những thùng nhiên liệu nói trên.

Nếu Iran vô can vụ hơn 1 triệu thùng dầu bị Mỹ bắt sống, kẻ bỏ của chạy lấy người là ai? - Ảnh 5.

Căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được đặt tại Djibouti châu Phi được tờ Quatz Africa nhận xét là "phản ánh sự gia tăng ảnh hưởng với tư cách là một cường quốc toàn cầu của Trung Quốc với lục địa này".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại