Chú ý quan sát, suy ngẫm cẩn thận
Một lần, Henry Ford mang ô tô của mình đến tiệm bảo dưỡng, một công nhân có vẻ rất nhiệt tình tâm sự với bạn làm cùng: "Không biết khi nào chúng ta mới có thể mua được một cái ô tô", "Cái đó thì rất đơn giản, từ giờ trở đi, anh không cần ăn, không cần ngủ, ngày làm việc 24 tiếng. Tôi nghĩ chỉ cần trong 5 năm anh có thể mua được chiếc xe hơi".
Câu chuyện khiến mọi người đều bật cười nhưng Herry Ford đã nghe và không hề cười. Ông ta quyết tâm sẽ nghiên cứu và phát triển một loại xe mà "ngay cả người mua giầy cũng có thể mua được".
Bốn năm sau chiếc xe T của Ford được giới thiệu và giá rẻ hơn 80% so với xe của các hãng khác. Mỗi chiếc xe giá 575 đô la và ngay lập tức cung không đủ cầu.
Ford nói: "Cho dù là chuyện cười, nhưng chỉ cần bạn lưu tâm một chút cũng có thể có cái gì đó kích hoạt cảm hứng kinh doanh của bạn".
Suy nghĩ thật cẩn thận và nghiêm túc khiến cho Ford, người đang cố gắng biến chiếc xe thành phương tiện giao thông mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng đã có ý thức trách nhiệm mạnh mẽ và nhìn thấy cơ hội kinh doanh trong những câu chuyện đùa thông thường.
Nhà vật lý vĩ đại Newton ngồi trên ghế trong vườn táo, bất ngờ nhìn thấy một quả táo rơi từ trên cây xuống. Nhà vật lý bắt đầu suy nghĩ tại sao quả táo lại rơi xuống.
Cuối cùng, đã khám phá ra quy luật trái đất, mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao duy trì vị trí tương đối, do đó khám phá ra lực vạn vật hấp dẫn.
Một cậu bé tên Jame Watt ngồi trong bếp và quan sát cái nắp ấm nhảy lên nhảy xuống. Cậu bé tự hỏi tại sao hơi nước có thể làm chuyển động cái nắp ấm nặng nề.
Kể từ đó cậu bé luôn suy nghĩ về điều này. Lớn lên Jame Watt phát minh ra máy hơi nước.
Và một người đàn ông tên Galileo đã bị thu hút bởi với những chiếc đèn chùm đối nghịch trong nhà thờ Ý. Ông được truyền cảm hứng từ những chiếc đèn chùm đó và cuối cùng phát minh ra đồng hồ quả lắc.
Cho dù đó là Newton, Watt hay Galileo, thành công của những nhà phát minh vĩ đại này không thể tách rời khỏi sự chú ý quan sát, suy ngẫm cẩn thận về những tiểu tiết trong cuộc sống hàng ngày.
Chính những chi tiết nhỏ này đã tạo nên thành công cuối cùng của họ.
Trong thực tế, trẻ có cẩu thả trong làm bài tập, các kỳ thi hay không được quyết định bởi thói quen thông thường.
Chủ yếu là do bản thân trẻ chỉ quan tâm đến việc hoàn thành là được, không có thói quen tốt và ý thức tinh thần trách nhiệm.
Bồi dưỡng tính cẩn thận cho trẻ như thế nào?
Để trẻ tự phát triển thói quen kiểm tra bài tập về nhà
Sau khi trẻ làm xong bài tập về nhà, cha mẹ không nên giúp con kiểm tra, cũng không nên vừa phát hiện lỗi sai đã chỉ ra và sửa lỗi ngay. Nếu không con sẽ càng thêm bất cẩn và bài tập về nhà càng ngày càng có nhiều lỗi sai.
Cha mẹ nên để con tự kiểm tra lại bài tập về nhà, để con tự tìm ra lỗi. Sau khi con kiểm tra và sửa lỗi, cha mẹ nên khen ngợi một cách cường điệu: "Con thật sự lợi hại".
Cha mẹ không nên chỉ ra ngay lỗi sai ở đâu, nhắc trẻ đọc kỹ đầu bài (tìm hiểu kỹ đầu bài), nói qua về cách trả lời (xem xem kết quả có đúng không?), dần dần hướng dẫn trẻ tự sửa lỗi, kịp thời khen ngợi hiệu suất của trẻ để trẻ có thể từ từ phát triển các thói quen kiểm tra và sửa sai tốt.
Bồi dưỡng khả năng tìm lỗi cho con
Cha mẹ trong quá trình hướng dẫn con hoặc trong cuộc sống hàng ngày cố tình mắc lỗi, ví dụ cố ý nói sai một vài câu thông thường hoặc nói sai câu thơ, câu văn để kiểm tra xem trẻ có phát hiện ra lỗi không.
Khi đứa trẻ phát hiện ra lỗi sẽ nghĩ đây là một điều tuyệt vời và sẽ dần dần tự khám phá những sai lầm trong quá trình học tập.
Bồi dưỡng thói quen tỉ mỉ trong các tiểu tiết của cuộc sống
Để trẻ phát triển thói quen tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Trong một khoảng thời gian chỉ tập trung điều chỉnh một thói quen xấu.
Đợi khi thói quen tốt tương ứng được phát triển, mới bắt đầu điều chỉnh thói quen xấu khác dần dần để tính cẩn thận trở thành tư duy thói quen của trẻ.
Bồi dưỡng thói quen "kiểm tra", trau dồi thói quen làm xong việc phải kiểm tra lại
Ví dụ: Dọn dẹp xong kiểm tra xem đã dọn dẹp như thế nào? Có chỗ nào chưa dọn không? Làm xong bài tập, kiểm tra xem có lỗi nào không? Phát triển thói quen "kiểm tra" sẽ có lợi cho cuộc sống sau này của trẻ.
Viết cẩn thận, đúng quy cách
Thói quen thực hành tốt, đầu tiên là sách vở phải gọn gàng, cố gắng không sửa chữa, tẩy xóa. Thứ hai phải đúng quy phạm, chính cục tẩy sẽ làm cho học sinh càng ngày càng cẩu thả, viết sai dùng tẩy xóa.
Đây là nhân tố quan trọng dẫn đến những câu hỏi sai. Hàng ngày, khi con làm bài tập về nhà, yêu cầu hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng tẩy.
Trước khi làm bài, yêu cầu trẻ suy nghĩ thật kỹ trước khi viết. Dạy trẻ đọc các câu hỏi cẩn thận và rèn luyện thói quen xem lại câu hỏi.
Nhiều học sinh khi làm bài kiểm tra hoặc làm bài tập về nhà hay mắc "căn bệnh" là không đọc câu hỏi chứ đừng nói đến câu trả lời.
Đừng trách mắng con với lí do bất cẩn, điều này dễ gây áp lực tâm lí cho con
Trước kỳ thi, cha mẹ đừng nhắc con "Không được bất cẩn" sẽ càng dễ dẫn đến phân tán mất tập trung hậu quả là mắc những sai lầm không đáng có. Thay vào đó hãy gợi ý một cách tích cực là "Con hãy đọc kỹ các câu hỏi".
Quy định thời gian làm bài tập về nhà hàng ngày và chú ý đến chất lượng làm bài tập. Cha mẹ thay đổi điều kiện thúc giục trẻ học như: "Làm đúng 5 câu hỏi nữa sẽ được chơi".
Theo cách này, sức mạnh của trẻ đến từ trạng thái tiêu cực, từ phải chịu đựng trong 30 phút nữa chuyển sang trạng thái tích cực "nhanh làm hết bài". Trạng thái tích cực này có thể giúp trẻ tập trung và vượt qua sự bất cẩn một cách vô thức.
Bồi dưỡng tính cẩn thận cho trẻ
Sự bất cẩn ở người trưởng thành chủ yếu được hình thành từ lúc còn nhỏ. Do đó có thể thấy rằng việc bồi dưỡng từ khi còn nhỏ là cực kỳ quan trọng.
Cẩn thận là một thói quen và nó có quan hệ với tính cách, nhưng nó không phải là trời sinh ra mà mọi thói quen được hình thành trong cuộc sống hàng ngày.
Cần bồi dưỡng thói quen "tập trung", làm việc phải cẩn thận, chuyên tâm, có thể tập trung nhanh hơn, khống chế bản thân để giữ bình tĩnh, không nửa vời.
Việc nuôi dưỡng thói quen không phải là việc một sớm một chiều, đó là kết quả của sự kiên trì. Trẻ em không thể tự phát triển bản thân.
Người lớn nên làm gương cho trẻ về tính cẩn thận, tỉ mỉ để trẻ học theo. Môi trường xung quanh đầy sự cẩn thận tỉ mỉ, trẻ sẽ tự nhiên trở nên cẩn thận tỉ mỉ hơn.
Sự bất cẩn sẽ mang đến cho chúng ta những rắc rối vô tận trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, làm việc cẩn thận, hành động cẩn thận khiến cho chúng ta đạt được hiệu quả hơn, cảm nhận được sự an toàn hơn trong cuộc sống.