Nếu con cái bạn có những biểu hiện này thì nhiều khả năng sau này trẻ có thể là người thành công trong cuộc sống. Những biểu hiện nhỏ ấy sẽ góp phần hình thành nhân cách của trẻ. Sự tích lũy theo thời gian sẽ giúp trẻ có những phẩm chất tốt của người thành đạt.
Nếu không, bạn cũng có thể định hướng cho trẻ phát triển những phẩm chất ngay khi còn bé. Điều này sẽ giúp cho con bạn có một hành trang vững chắc cho tương lai sau này bên cạnh kiến thức học được ở trường.
Có những điều rất đơn giản lại có thể tạo nên một trí tuệ lớn, một nhân cách lớn. Và gia đình chính là môi trường trực tiếp tác động lớn nhất tới con trẻ.
Bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori – người tạo nên cuộc cách mạng giáo dục của thế kỷ 20 đã nghiên cứu và đúc kết nên những phương pháp để nuôi dưỡng một đứa trẻ thành công: Phương pháp Giáo dục Montessori.
Một số sự thật thú vị về nhân cách khi lớn và tính cách của trẻ khi còn bé
Nhân cách được ươm mầm từ khi nhỏ. Ảnh minh họa.
1. Tính cách trẻ biểu lộ khi bé sẽ tương tự như tính cách của chúng khi trưởng thành
Nhân cách mang tính ổn định hơn tính cách, nhưng nó là tổ hợp của tính cách trẻ khi còn nhỏ. Mặc dù tính cách có thể thay đổi nhưng nhân cách là điều bền vững hơn.
Tổng hợp tính cách khi bé sẽ dần định hình nên nhân cách trẻ khi lớn. Do đó bố mẹ cần quan tâm tới trẻ khi còn nhỏ, chớ xem thường những biểu hiện nhỏ nhặt.
2. Mối quan hệ trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều tới tính cách trẻ
Mối quan hệ trong gia đình, cách ứng xử của bố mẹ,... tất cả đều tác động tới tính cách của trẻ. Trẻ học từ chính những điều nhỏ nhặt như cách đối xử với người khác từ bố mẹ, ông bà và anh chị...
Vậy nên, gia đình cần tạo điều kiện và môi trường tốt nhất để trẻ có thể định hình nhân cách sau này.
Sau đây là những phẩm chất của người dễ thành công trong tương lai
Trẻ có hoài bão sẽ dễ thành công. Ảnh minh họa.
1. Kính trên nhường dưới
Trẻ có những biểu hiện này thường là những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời. Chúng nhận thức được vị trí của mình và điều này sẽ giúp cho mối quan hệ công việc, bạn bè của chúng khi lớn lên. Góp phần tạo dựng mối quan hệ tốt với mọi người.
2. Thích thú khám phá thế giới và điều mới lạ
Nếu thấy con mình say sưa ngắm nhìn đàn kiến hàng giờ liền thì cũng đừng lo lắng và la mắng trẻ, đối với chúng thế giới vẫn còn rất mới mẻ và cần phải khám phá.
Sự tò mò sẽ kích thích trí sáng tạo và tưởng tưởng của chúng, giúp chúng có những kiến thức sống quý báu, thiên tài Leonardo da Vinci là điển hình của một người tò mò, muốn khám phá tất cả mọi thứ khi còn rất bé.
Đừng la mắng khi trẻ mải mê, ham chơi,... rồi bắt chúng ở nhà làm bài tập, hay vì lo cho an toàn của chúng mà bao bọc chúng quá kỹ. Điều này vô tình tạo nên rào cản cho trẻ khám phá thế giới và tệ hơn sẽ làm cho trẻ trở nên lầm lì, tự kỷ.
Sự hòa nhập với bạn bè và thiên nhiên chính là bước đầu để trẻ có thể hào nhập với thế giới.
3. Phá vỡ nguyên tắc
Hãy để trẻ khám phá thế giới bên ngoài. Ảnh minh họa.
Nếu trẻ không làm theo ý bạn hay cách thông thường, đừng vội kết luận trẻ lập dị hay không vâng lời.
Điều này cho thấy trẻ không thảo mãn với cách thông thường mà sáng tạo phương pháp mới, có tính độc lập trong suy nghĩ và hành động chứ không chỉ theo lối mòn.
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những đứa trẻ phá cách sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong cuộc sống.
4. Trẻ thích thử nghiệm
Trẻ thích tự mình trải nghiệm và thực hiện công việc hơn là đứng nhìn. Vì thế đừng ngại cho trẻ làm việc gì nếu nó thích. Điều này cũng giúp trẻ hình thành thói quen độc lập, không ỷ lại người khác
5. Thường xuyên đặt câu hỏi, thích nói chuyện và nói rất nhiều
Đừng bỏ qua những câu hỏi ngây ngô, buồn cười của trẻ. Bố mẹ và người lớn hãy lắng nghe và cố gắng trả lời các câu hỏi của trẻ.
Thái độ thờ ơ, không tập trung nghe trẻ nói sẽ làm trẻ bị tổn thương, cảm thấy không được quan tâm. Tệ hơn, trẻ sẽ không còn đặt câu hỏi khi chúng không nhận được câu trả lời từ phía người lớn. Điều này tác động không nhỏ tới khả năng nhận thức và hành vi của trẻ.
6. Trẻ cứng đầu
Trẻ không nghe lời không có nghĩa là một đứa trẻ hư. Ảnh minh họa.
Đừng vội lo lắng và phiền não khi con bạn có thái độ chống đối, cứng đấu. Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Tâm lý học và Phát triển cho thấy trẻ cứng đấu kiếm được nhiều tiền và dễ trở thành lãnh đạo hơn sau khi nghiên cứu 700 đứa trẻ từ lúc 9 tuổi đến 40 tuổi.
Những đứa trẻ này có tính cạnh tranh và tự chủ cao, dễ tạo ra sự khác biệt. Chúng đòi hỏi nhiều hơn chứ không thỏa mãn (Như tích cực hơn trong việc đàm phán lương hay đòi tăng lương).
Tác giả Paul Tough (Mỹ) đề cập yếu tố quan trọng để trẻ thành công chính là tính gan góc (xem sách "Bí quyết để thành công ở trường cho học sinh") chứ không phải chỉ số thông minh.
Chúng sẽ vượt qua những khó khăn để đạt tới thành công mà không nhụt chí, đầu hàng hoàn cảnh.
7. Có tài xoay sở, giải quyết vấn đề bằng phương pháp khéo léo
Trẻ tỏ ra thông minh hơn những bạn bè cùng trang lứa, luôn là thủ lĩnh của đám bạn trong các trò chơi, hoạt động. Điều này góp phần tạo nên phẩm chất của người lãnh đạo, đầu tàu trong tương lai.
Trẻ thích thú với việc giải quyết vấn đề và có cách thông minh sáng tạo để thực hiện. Thích chi phối bạn bè và tình huống, làm chủ "cuộc chơi".
Mặc dù thành công còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác, thế nhưng nếu con bạn có những dấu hiệu trên. Hãy chú ý phát triển và giúp trẻ trau dồi kỹ năng mềm này, tạo hành trang vững chắc ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Tham khảo nhiều nguồn