Nếu như:
NASA đang cân nhắc việc đưa con người lên sinh sống ở sao Hỏa, nơi có điều kiện khắc nghiệt tưởng chừng không thể tồn tại sự sống: Với lớp khí quyển mỏng, nồng độ oxy chỉ có 0,13 %, trọng lực bằng 1/3 Trái Đất, và lượng phóng xạ ở đây cũng rất mạnh khiến con người phải trang bị những bộ áo đặc biệt...
Thì:
Có những sinh vật ở ngay trên Trái Đất chúng ta luôn sẵn sàng cho một "ngôi nhà mới" - Hành tinh đỏ.
Nếu chúng ta đưa chúng lên sao Hỏa thì theo các nhà khoa học, chúng hoàn toàn có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này.
1. Bọ gấu nước (Tardigrade)
Bọ gấu nước. Ảnh Internet.
Nếu có sinh vật nào trên Trái Đất có thể dễ dàng sống trong không gian thì đó chính là sinh vật gần như bất tử: Bọ gấu nước. Tại sao ư?
Bởi vì khả năng sống của chúng thật đáng kinh ngạc, nếu bạn đông lạnh chúng tới gần nhiệt độ gần âm tuyệt đối (- 273 độ C), ngay cả các phân tử cũng phải bất động ở nhiệt độ này, thì sinh vật kỳ diệu này vẫn có thể sống được.
Ngay cả khu đun sôi cũng không làm chúng thấy khó chịu gì.
Không quan tâm đến nhiệt độ, sinh vật này cũng miễn nhiễm với mức độ bức xạ cao gấp 1.000 giới hạn chịu đựng của các sinh vật khác. Các thí nghiệm dùng tia có bước sóng cực ngắn, mang năng lượng cao như tia X, alpha, gamma... cũng không hề hấn gì với chúng.
Chỉ khi bức xạ vượt quá mức trên thì bọ nước mới bị phá hủy DNA và chết. Đây cũng là cách duy nhất có thể giết chết chúng đến thời điểm này.
Nếu sao Hỏa không có nước thì nếu "vứt" chúng lên đó, sinh vật này vẫn có thể sống thêm hàng trăm năm. Áp suất không khí thấp trên sao Hỏa có lẽ không là vấn đề vì sinh vật này có thể chịu được áp suất 600MPa.
Ngay cả khi đặt vào nơi sâu nhất của Trái Đất là đáy vực Mariana Trench ở Thái Bình Dương cũng chỉ mới 100 MPa.
2. Động vật kỵ khí Spinoloricus
Spinoloricus. Ảnh Internet.
Tưởng chừng Bọ gấu nước là ứng cử viên sáng giá nhất có thể sống trên sao Hỏa thì đối thủ không hề kém cạnh Spinoloricus lại tỏ ra tiềm năng hơn rất nhiều.
Nếu như Bọ gấu nước vẫn cần tới oxy để duy trì sự sống thì Spinoloricus là sinh vật sống không cần oxy! Thường sống ở độ sâu 3.000m dưới thềm lục địa L’Atalante thuộc biển Địa Trung Hải.
Đây là nơi có áp suất cũng như lượng muối vô cùng cao. Việc thiếu đi các ty thế trong tế bào làm chúng không cần tới oxy để tổng hợp năng lượng.
Thay vào đó, chúng chứa các hydrogenosomes, một loại bào quan tiến hóa từ ty thể nhằm thích nghi với môi trường gần như không có oxy.
Sinh vật kỵ khí này chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái nếu sống ở sao Hỏa vì nước ở sao Hỏa có độ mặn vô cùng cao, lượng oxy ít ỏi càng không làm sinh vật sống không cần oxy này bận tâm đúng không nào?
3. Cổ khuẩn methane – hay methanogen
Hình ảnh phóng đại cổ khuẩn methane. Ảnh Internet.
Một ứng cử viên sáng giá khác có thể sống ở môi trường khắc nghiệt như sao Hỏa chính là cổ khuẩn methane, một loại vi khuẩn xa xưa của Trái Đất. Chúng được xem là thủy tổ của sinh vật vì là sinh vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất như một cơ thể sống thật sự.
Khi Trái Đất mới hình thành việc thiếu oxy và các chất khí như ngày nay vẫn không làm sinh vật này giảm sức sống.
Chúng đã thích nghi hoàn hảo với môi trường biến động cho tới tận ngày nay dù cho khủng long hay các sinh vật thời kỳ Băng hà có tuyệt chủng. Dù cho vật đổi sao dời thì sinh vật này vẫn trường tồn với thời gian.
Do đó, đây là sinh vật có khả năng thích nghi hoàn hảo nhất từ trước tới nay. Là đối thủ nặng ký trong các ứng cử viên có thể được đưa lên sao Hỏa sinh sống.
Tương tự Spinoloricus, cổ khuẩn này cũng là sinh vật sống kỵ khí (không cần khí oxy để tồn tại), hơn thế nữa chúng lại tổng hợp năng lượng từ Hydro và CO2 (hai loại khí này chiếm tới 95% bầu khí quyển sao Hỏa).
Chúng thải ra khí methane như một sản phẩm của quá trình trao đổi chất. thực tế cho thấy vào năm 2014, một robot tự hành Curiosity của NASA cũng phát hiện ra khí methane trong bầu khí quyển sao Hỏa.
Liệu trên sao Hỏa cũng có mặt sinh vật kỵ khí này hay ít ra thì sao Hỏa cũng là môi trường sống lý tưởng của chúng?
Ở Trái Đất, sinh vật bé nhỏ này có thể được tìm thấy ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt nhất như suối nước nóng hay các tầng nham thạch núi lửa.
Một nghiên cứu của ĐH Arkansas (Mỹ) củng cố về khả năng thích nghi của chúng khi cho sinh vật này sống trong những môi trường khắc nghiệt có áp suất thấp, không có oxy hay ánh sáng.
Nếu có cuộc thi nhằm chọn ra ứng cử viên sáng giá để đem lên sao Hỏa sinh sống, theo bạn sinh vật nào sẽ dành chiến thắng chung cuộc?
Nguồn tham khảo: Natureworldnews, Spaceplace.nasa.gov, Nationalgeographic, Planetary.org