Nếu chẳng may bị sa thải, bạn có “kế hoạch B” cho mình không?

Huyền Trang |

Dù là chuyện không mong muốn nhưng rõ ràng ai cũng cần có cho mình một đường lùi.

Những ngày đầu năm, thông tin về hàng loạt vụ sa thải quy mô lớn đã thu hút sự quan tâm của người lao động. Trong bối cảnh đó sự xuất hiện và phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo cũng góp phần đe dọa tương lai của một số ngành nghề, áp lực bị sa thải trở nên nặng nề hơn.

Lúc này nếu chẳng may nằm trong danh sách bị sa thải thì bạn sẽ làm gì? Bạn có “kế hoạch B” nào cho riêng mình không?

Có thể sẽ khiến một số người tổn thương nhưng “kế hoạch B” phải được chuẩn bị từ 2 - 3 năm trước chứ không phải bây giờ mới lo lắng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể có những cách “chữa cháy” trong thời điểm hiện tại.

Lúc khó khăn, thứ quan trọng nhất là tinh thần vững vàng

Dù bạn đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm, có từng làm tốt công việc đến đâu thì nếu thực sự không muốn mất việc, bạn sẽ phải sẵn sàng chấp nhận những thay đổi. Điều này bao gồm cả những công việc mà bạn không mấy thích thú hay phải đảm nhiệm nhiều vị trí. Nếu không có một tinh thần vững vàng trước thay đổi, bất kỳ ai cũng có thể bị thay thế bất cứ lúc nào.

Nếu chẳng may bị sa thải, bạn có “kế hoạch B” cho mình không? - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Tiết kiệm và giảm thiểu chuyện nợ nần

Từ tiết kiệm đến phung phí thì dễ nhưng ngược lại thì khó. Thế nên trước tình hình sa thải nhân sự, hãy sống trong khả năng kiếm tiền của mình và giản dị nhất có thể. Việc này có thể bắt đầu từ tự kê khai tài sản hiện có, phân tích tình hình chi tiêu trong năm vừa qua và kiểm soát thu chi hàng tháng,... Sau đó là bước soi xét lại bản thân, tìm ra những nhu cầu thiết yếu, mong muốn thực sự để không còn mua sắm vô tội vạ và đến cuối tháng lại hoang mang.

Về tài khoản tiết kiệm, lời khuyên của nhiều chuyên gia tài chính là để dành một khoản tiền đủ để nuôi sống bản thân trong vòng nửa năm kể cả khi thất nghiệp. Nếu chưa tiết kiệm, hãy bắt đầu ngay và luôn bằng cách dành 1/3 khoản thu nhập hàng tháng ngay từ bây giờ.

Đừng vội vàng kinh doanh, hãy làm việc tự do trước

Ngay nay điều kiện để đăng ký thành lập doanh nghiệp hay bắt đầu việc kinh doanh ngày càng đơn giản nhưng điều này không có nghĩa rằng kinh doanh là dễ dàng. Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, kinh doanh ở thời điểm kinh tế khó khăn lại càng dễ gặp rủi ro hơn bao giờ hết.

Thay vào đó hãy bắt đầu từ những công việc tự do. Từ trước khi bị sa thải bạn cũng đã có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để thực hiện một số công việc phụ. Đó không chỉ là nguồn thu nhập mới mà còn đảm bảo tương lai cho bản thân bạn nếu chẳng may bị cuốn vào làn sóng sa thải.

Nếu chẳng may bị sa thải, bạn có “kế hoạch B” cho mình không? - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Tiếp tục học

Nhiều người rất chăm chỉ học hỏi trước tuổi 30 hay trước khi lập gia đình nhưng sau đó họ sẽ từ bỏ. Về lâu dài việc học của đa số của mọi người sẽ ngày càng ít đi vì những lý do như kém nhanh nhạy hơn, sức khỏe không còn tốt như trước.

Một khi thể lực kém đi thì năng lực và nỗ lực của bạn phải ngày một cao hơn để có thể cạnh tranh với các đồng nghiệp trẻ tuổi. Vì vậy duy trì khả năng cạnh tranh của cá nhân bằng cách học hỏi, nâng cao trình độ là một nguyên tắc nghề nghiệp cần phải được tuân thủ.

Khi gặp phải những bế tắc trong công việc và cuộc sống, học tập chắc chắn là một lối thoát tốt. Bạn có thể tự học hoặc tham gia các khóa học để nâng cao tay nghề, dù ở hình thức nào thì sự chăm chỉ cũng được đền đáp. Nhưng đừng quên chỉ học thôi thì chưa đủ, học phải đi đôi với hành và không nói suông.

Hi vọng những gợi ý này sẽ giúp mọi người sống sót qua “cơn bão” sa thải!

Nguồn: QQ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại