Nhiều người trong chúng ta thường quan tâm đến cách bảo vệ sức khỏe qúa "lớn lao" mà quên đi những điều vụn vặt, đơn giản. Chính vì lý do này mà đến khi xuất hiện vấn đề lớn mới chợt nhận ra mình đã "ngược đãi" bản thân quá lâu mà không biết.
Sau đây là những thói quen ăn uống rất nguy hiểm cho sức khỏe. Ai cũng nên biết sớm và điều chỉnh ngay bây giờ.
1. Quên uống nước
Theo khảo sát cho thấy, phần lớn mọi người thường cảm thấy khát mới uống nước. Đây là một nhận thức hoàn toàn sai lầm vì khi bạn cảm thấy khát thì lúc đấy cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước rồi.
Uống nước không phải chỉ là để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp phần vào quá trình trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn, thiếu nước trong một thời gian dài sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, không uống nước sẽ tạo thói quen uống nước ít, cơ thể sẽ ngày càng "khô héo". Lúc đi ra ngoài cũng nên mang theo một bình nước, để có thể uống nước bất cứ lúc nào.
2. Nhịn ăn sáng
Bác sĩ Trần Dục Thiến, chủ nhiệm khoa Dạ dày bệnh viện Y học cổ truyền Nam Kinh, Trung Quốc cho biết, bình thường, thức ăn qua 6 tiếng sẽ chuyển từ dạ dày đến ruột non.
Nếu không ăn sáng, axit dạ dày và enzym tiêu hóa sẽ đi "tiêu hóa" luôn cả lớp niêm mạc dạ dày. Như thế một thời gian dài, sẽ gây rối loạn tiết dịch vị, gây ra các bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày, viêm ruột non.
Bỏ bữa sáng còn có nguy cơ mắc sỏi mật. Những người ăn nhiều thịt và nhiều đồ ngọt, cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể hấp thu nhiều chất béo và cholesterol, dễ dẫn đến sỏi mật.
Ăn nhiều đồ ngọt sẽ thúc đẩy bài tiết insulin, kéo theo sự lắng đọng các tinh thể cholesterol trong túi mật, từ đó dẫn đến sỏi mật.
3. Ăn tối quá no
So với bữa sáng và bữa trưa thì bữa tối nên ăn ít, vì sau bữa tối cơ thể không hoạt động nhiều, ăn quá no, có thể dẫn đến tăng cholesterol trong máu, kích thích gan tạo các lipoprotein mật độ thấp, gây xơ vữa động mạch.
Thường xuyên ăn tối no như vậy sẽ kích thích cơ thể tiết insulin - một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Theo Đông y, ăn quá no sẽ khiến dạ dày nở căng, tạo áp lực lên các cơ quan xung quanh như ruột, gan, túi mật, tụy. Từ đó, truyền tín hiệu nên não, lây lan sang các bộ phận khác của vỏ não, dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe.
4. Uống rượu bị đỏ mặt nhưng vẫn tiếp tục uống
Đỏ mặt khi uống rượu là phản ứng phổ biến ở nhiều người, có người mặt đỏ đến mức trông như "gà chọi".
Bác sĩ Lưu Hân, Phó chủ nhiệm khoa Phòng chống bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Kinh (TQ) nhấn mạnh, bị đỏ mặt khi uống rượu không phải là vấn đề nghiêm trọng mà chỉ là dấu hiệu nhắc nhở bạn không nên uống quá nhiều.
Nhưng rất nhiều người cho rằng trải qua một thời gian "rèn luyện tửu lượng", khi tửu lượng đã nâng cao thì không có vấn đề gì.
Người dễ đỏ mặt khi uống rượu nếu vẫn tiếp tục uống, cơ thể tích tụ càng nhiều chất acetaldehyde, tạo thành mối nguy hiểm lớn, là cách "tự sát" một cách từ từ.
5. Ăn trái cây đã bị hỏng
Khi xã hội phát triển, chúng ra rất khó để có hoa quả tươi để ăn, đa số phải ăn hoa quả đã qua bảo quản. Từ thu hoạch đến sử dụng phải trải qua rất nhiều công đoạn khiến hoa quả bị để lâu, dễ gây hỏng thối.
Một số người cho rằng gọt bỏ phần hư thối đi thì vẫn ăn được, nhưng bác sĩ Vương Đông Húc thuộc bệnh viện Y học cổ truyền Nam Kinh Trung Quốc lưu ý hoa quả thối hỏng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Trong trái cây bị thối sẽ sinh ra những chất làm rối loạn tiêu hóa, đặc biệt còn sản sinh ra một loại độc tố vi nấm có tên là patulin, làm tổn thương tế bào nghiêm trọng, thậm chí có thể bị ung thư.
Loại bỏ những phần bị hỏng không có nghĩa là trái cây đó đã an toàn, bởi vì nấm patulin đã lây sang phần khác mà mắt thường không nhìn thấy được.
*Theo Sina