Mất ngủ, nhiều khi rất khó biết được nguyên nhân, chỉ đơn giản là bạn không thể ngủ dù đã cố gắng. Có rất nhiều người đang bị như vậy, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống một cách nghiêm trọng. Làm sao chúng ta có thể tìm ra được giải pháp để đối phó với tình trạng nguy hiểm này?
Nhiều người trong chúng ta, hoặc thậm chí là người bạn đời của bạn, vừa "đặt lưng" là đã ngủ. Hoặc chưa ngả lưng đã "ngáy o o". Họ có bí quyết gì không?
3 sai lầm nghiêm trọng gây ra mất ngủ
1. Không có nguyên tắc về giờ ngủ và điều kiện để ngủ tốt
Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ chính là bạn đang quá tùy tiện. Đi ngủ không theo giờ giấc, phòng ngủ không phù hợp để có một giấc ngủ sâu.
Nhiều người còn thức thâu đêm rồi lại "ngủ bù" cả ngày, trong khi ban ngày ngủ rất chập chờn, mộng mị. Nhưng con người có đồng hồ sinh học, bạn không thể cố gắng điều khiển chiếc đồng hồ này theo ý thích thất thường của mình.
Vì vậy, nếu muốn dễ ngủ, điều đầu tiên bạn phải tôn trọng nguyên tắc hoạt động của đồng hồ sinh học. Hãy đi ngủ đúng giờ và ngủ vào một khoảng thời gian cố định.
Kể cả những người bận rộn hay căng thẳng, nếu muốn duy trì giấc ngủ ngon, cũng không nên "thả lỏng" vào cuối tuần. Đừng nghĩ rằng cả tuần vất vả thì cuối tuần "ngủ bù cho đã". Làm như vậy, giấc ngủ kéo dài đó không những không tốt cho sức khỏe, mà còn làm sai nhịp của đồng hồ sinh học.
2. Ngủ trưa quá nhiều
Nhiều người rảnh rỗi thường có thói quen ngủ trưa nhiều. Có những người cho biết họ đã ngủ trưa kéo dài mấy tiếng đồng hồ, thậm chí, ngủ tận sau 16h giờ mới thức dậy. Điều này không những phản khoa học mà còn hại sức khỏe, gây mất ngủ sau đó.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, giấc ngủ trưa chỉ nên ngủ ngắn. Người trưởng thành chỉ nên ngủ trong khoảng 30 phút, tối đa là 45 phút. Nếu ngủ quá 60 phút, là bạn đã biến một giấc ngủ ngắn thành một giấc ngủ dài, lại cần phải ngủ sâu mới đúng.
Sau khi ăn trưa, bạn nên nghỉ ngơi một lát, rồi mới nên ngủ, dù buồn ngủ bao nhiêu thì bạn cũng nên thức dậy saiu 30 phút. Nên nhớ, càng ngủ trưa nhiều bao nhiêu, chất lượng giấc ngủ buổi đêm sẽ giảm đi bấy nhiêu.
3. Không chuẩn bị để có một giấc ngủ đảm bảo
Cơ thể con người luôn cần một khoảng thời gian nhất định để chuyển từ trạng thái vận động sang trạng thái tĩnh tại. Giống như một cái máy đang quay với tốc độ nhanh, khi bạn tắt máy, nó vẫn tiếp tục quay thêm một khoảng thời gian rồi mới có thể dừng hẳn.
Nếu trước khi ngủ, cơ thể đang ở trong trạng thái hoạt động mạnh, suy nghĩ sâu, thì sẽ cần một khoảng thời gian khá dài để lắng dịu xuống. Biết được đặc điểm này, bạn sẽ biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với giấc ngủ hơn, hạn chế tập thể dục cường độ cao, kích động tinh thần mạnh.
Để tránh mất ngủ, có cách giải quyết triệt để không?
Bước 1
Khoảng một giờ trước khi đi ngủ, nên uống một cốc sữa ấm. Chuẩn bị một quả chanh hoặc cam, đã bóc vỏ thì càng tốt, đặt ở vùng đầu giường, mùi hương thơm và tinh dầu có thể giúp làm dịu cảm giác mệt mỏi, tác động lên hệ thần kinh trung ương, giúp bạn ngủ nhanh hơn.
Hoặc dùng một ít hành tây thái lát, gói lại để lên gối trước khi ngủ, mùi hành cũng giúp bạn thư giãn não bộ và chìm sâu vào giấc ngủ một cách thuận lợi.
Bước 2
Sau khi rửa chân sạch sẽ, bạn nên chuẩn bị một chậu nước ấm để ngâm chân trong khoảng 25 phút, nhiệt độ nước hơi nóng một chút so với sức chịu đựng của bạn. Khi nước nguội có thể thêm nước nóng vào.
Sau khi ngâm chân, lau khô và tiếp tục xoa bóp. Người hay mất ngủ, xoa bóp lòng bàn chân đều đặn trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh chóng hơn. Trong lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền, bạn có thể bấm huyệt này 100 lần trước khi đi ngủ.
Huyệt dũng tuyền (Ảnh minh họa)
Bước 3
Đến giờ đi ngủ, bạn lên giường nằm ngửa, thư giãn và tiến hành các bước mát xa mặt đơn giản. Dùng ngón tay vuốt từ điểm giao giữa đầu lông mày sang 2 bên thái dương khoảng 30 cái. Nhẹ ngàng day ấn huyệt thái dương khoảng 30 lần.
Dùng bàn tay vuốt mặt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên khoảng 30 lần. Bóp đỉnh đầu khoảng 10 lần và dùng tay bấm nhẹ huyệt phong trì khoảng 30 lần.
Bước 4
Nằm thư giãn, nhắm nhẹ mắt, hai tay để lên bụng, hít thở sâu, lặng im để cảm nhận được nhịp điệu của hơi thở. Hít vào thật sâu và thở ra thật chậm, càng chậm càng tốt, không cần vội vàng. Hít thở sâu bằng mũi, hơi thở sẽ đi vào tận phổi, đi qua vùng đan điền. Sau đó thở nhẹ ra cũng bằng mũi, cho đến khi bụng xẹp lại.
Bước 5
Để tăng hiệu quả hỗ trợ giấc ngủ, bạn nên tắt hết đèn, có thể nghe một số bài nhạc nhẹ, nhịp điệu nhẹ nhàng, tiếng nước chảy, tiếng sóng vỗ, hoặc những giai điệu đẹp. Âm thanh nên điều chỉnh mức âm lượng thấp chỉ ở mức đủ nghe. Điều này giúp bạn thư giãn, giống như ngồi thiền. Khi lắng nghe âm thanh nhỏ, cơ thể sẽ dịu xuống, nhanh chóng giúp bạn rơi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
*Theo Health/39, Tạp chí Sức khỏe