Đúng như cái tên gọi của ngày Tết này, theo quan niệm dân gian, tiết Đoan ngọ là vào chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Vì vậy lễ cúng gia tiên phải từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều.
Hiện, tục lệ hái lá thuốc trong Tết Đoan ngọ (bắt đầu từ giờ Ngọ - giờ có dương khí tốt nhất trong năm) để chữa bệnh đã không còn nữa song các nghi lễ cúng gia tiên vào ngày này vẫn được người Việt rất coi trọng và được chuẩn bị chu đáo, tươm tất.
Tùy vào quan niệm và văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền mà mỗi gia đình lại chuẩn bị các loại đồ lễ khác nhau trong mâm cỗ cúng gia tiên trong ngày Tết Đoan ngọ.
Song dưới đây là một số đồ lễ thường không thể thiếu trong mâm cỗ cúng:
- Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
- Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối... Trong đó, mận và vải là 2 loại quả đặc trưng trong mâm cỗ cúng trong dịp Tết này.
- Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).
Các món ăn dùng để giết sâu bọ. Ảnh: Giadinhnet
Cách giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan ngọ lưu truyền trong dân gian
Giết sâu bọ được thực hiện ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, chủ yếu là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…
Cụ thể:
Với trẻ em: Sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.
Với người lớn: Sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Tổng hợp