Ăn nho (Tây Ban Nha)
Từ lâu, người dân Tây Ban Nha có thói quen ăn nho trong những khoảnh khắc cuối cùng của năm.
Ăn một quả nho, ước một điều ước trong tiếng chuông mừng năm mới vang lên được coi là khoảnh khắc trọn vẹn và thiêng liêng nhất.
Những quả cầu lửa lớn (Scotland)
Tại Stonahaven, Scotland, người ta thường diễu hành qua các đường phố và đêm giao thừa và vung những quả cầu lửa cháy rực rỡ xung quanh.
Đây là trò chơi không dành cho những người yếu tim. Truyền thống này là một phần của lễ kỷ niệm Hogmanay của Scotland, mặc dù nguồn gốc của nó bắt nguồn từ người Viking.
Mặc đồ lót màu đỏ (Thổ Nhĩ Kỳ)
Truyền thống tặng đồ lót màu đỏ tươi đã xuất hiện vào thời Trung cổ.
Tục lệ này được tán thành vì theo quan niệm của người dân, đồ màu đỏ sẽ mang lại may mắn trong năm mới cho người mặc.
Vì vậy vào những ngày cuối năm, các quầy bán đồ nội ý thường hết sạch và cháy hàng đồ màu đỏ do nhu cầu tăng cao của người dân.
Lời thì thầm của động vật (Romania)
Nông dân ở Romania thường cố gắng hiểu động vật của họ trong nghi lễ mừng năm mới.
Nếu thành công, nó không chỉ là món quà của Bác sĩ Dolittle-esque để giao tiếp với chúng mà còn là sự may mắn cho năm mới.
Hôn nhau ở quảng trường Venice (Áo)
Quảng trường St Mark ở Venice được biết đến không chỉ là nơi tổ chức bắn pháo hoa mừng xuân sang vô cùng hoành tráng mà còn một số điều nữa khác thường hơn nhiều - cuộc thi “Kissathon”.
Những người hưởng ứng cuộc thi này lên đến 70.000 người.
Đi bộ cùng vali (Ecuador)
Bạn đang mơ về một kỳ nghỉ nhưng lại lo lắng rằng nó có thể sẽ chẳng đi được? Ở Ecuador, người dân thường đem bên mình một chiếc vali rỗng và kéo quanh khu nhà để biến giấc mơ thành hiện thực trong năm tới.
Trồng cây dưới nước (Siberia)
Có một phong tục kỳ quái ở Nga liên quan đến việc khoan một lỗ trên mặt băng bao phu hồ Baikal và lặn xuống dưới để “trồng” một cái cây. Lưu ý rằng chỉ những người thợ lặn chuyên nghiệp mới được phép tham gia.
Múa gấu (Romania)
Cũng giống như tục lệ thì thầm với động vật, người La Mã có thêm một tục lệ ăn mừng năm mới chẳng giống ai bằng cách tặng trang phục hình gấu hoặc lông thú cho người thân yêu và nhảy từ nhà này sang nhà khác để ngăn chặn cái ác.
Nghi thức này bao gồm “điệu nhảy con dê” tượng trưng cho cái chết và sự tái sinh của tự nhiên. Người biểu diễn đeo mặt nạ đầu dê phủ đầy lông và có sừng thật.
Bơi dưới nước lạnh (Anh)
Hơn 1500 người can đảm tham gia vào cuộc thi bơi lội ngoài khơi băng giá vùng Saunders feet, xứ Wales nhằm quyên tiền cho buổi từ thiện mỗi năm.
Thậm chí, một số người còn nói rằng chính cái lạnh giá lại là bài thuốc hoàn hảo trị dứt điểm chứng nôn nao vào đêm giao thừa. Ở Scotland cũng có tục lệ tương tự có tên “Loony Dook”.
Cắm trại ở nghĩa địa (Chile)
Ném đồ đạc (Nam Phi và Italia)
Đây là ý tưởng bắt nguồn từ người dân thành phố Johannesburg, đặc biệt là người ở Hillsboro khi thường ném đồ đạc cũ từ khung cửa sổ nhà họ. Theo người Ý, truyền thống này bắt nguồn từ bộ phim Paradiso phát sóng năm 1988.
Ăn thịt lợn (Hungary)
Thực phẩm là một trong những điều không thể thiếu trong tục đón năm mới ở Hungary.
Một bữa tối với thịt lợn nướng hoặc kocsonya (thịt lợn lạnh) vào đêm giao thừa được cho là sẽ mang lại một năm bội thu vì có chất béo giàu dinh dưỡng của lợn - thứ tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu có.
Người Hungary còn tránh ăn thịt gà và cá vào đêm giao thừa và những ngày đầu năm bởi họ cho rằng những loại thực phẩm này sẽ đi đi sự may mắn.
Đập đĩa và nhảy qua ghế (Đan Mạch)
Ở Đan Mạch, người dân thường đem đĩa đến cửa nhà bạn thân và đập vỡ nó. Đó là thước đo mức độ phổ biến để tìm ra một đống đồ sứ vỡ ở trước cửa vào lúc nửa đêm.
Theo truyền thống, càng đập vỡ nhiều đĩa, bạn sẽ càng nhận về nhiều sự may mắn. Một truyền thống lạ lùng khác là nhảy ra khỏi một chiếc ghế vào lúc nửa đêm - tượng trưng cho sự nhảy vọt cho năm mới.