Né camera bằng cách che ô tại nơi làm việc, cô gái bị sa thải

Hoàng Lan |

Bị sa thải vì che ô tại nơi làm việc suốt 18 ngày để tránh sự giám sát của camera, Xiaoni kiện đòi công ty bồi thường hơn 335 nghìn nhân dân tệ (gần 1,2 tỷ đồng).

Wang Xiaoni bắt đầu làm việc cho một công ty cho vay nhỏ tại Thâm Quyến (Trung Quốc) vào tháng 10/2013 với vai trò phó giám đốc phê duyệt của bộ phận quản lý tín dụng. Tháng 6/2019, công ty cho lắp đặt nhiều camera độ phân giải cao trong khu vực làm việc. Một trong số đó lắp ở phía trên bàn làm việc của Wang Xiaoni.

Wang cho rằng camera có thể ghi lại những hình ảnh riêng tư của cô nên dùng hai chiếc ô để che cho mình. Giám đốc nhân sự đã hai lần trao đổi với Wang Xiaoni về hành vi này. Sau đó, công ty 2 lần gửi "thư cảnh báo" cho Wang bằng văn bản. Tuy nhiên, Wang Xiaoni vẫn nhất quyết che ô tại nơi làm việc suốt hơn 10 ngày.

Né camera bằng cách che ô tại nơi làm việc, cô gái bị sa thải- Ảnh 1.

Wang Xiaoni bị sa thải vì cố tình che ô tại nơi làm việc. (Ảnh: China)

Ngày 17/7/2019, công ty chấm dứt hợp đồng lao động với Wang Xiaoni với lý do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong thời gian làm việc.

Theo công ty, từ ngày 24/6 đến 17/7/2019, để trốn tránh sự quản lý hàng ngày, Wang Xiaoni cố tình dùng hai chiếc ô che kín toàn bộ khu vực làm việc khiến công ty không thể biết cô đang làm việc hay những gì không liên quan đến công việc. Hành vi của Wang Xiaoni được cho là có tác động tiêu cực đến nhân viên khác, ảnh hưởng đến môi trường làm việc, vi phạm kỷ luật và quy tắc ứng xử cơ bản nhất của người lao động.

Sau khi bị sa thải, Wang Xiaoni đệ đơn lên tòa án yêu cầu công ty bồi thường tổng cộng 335.124 nhân dân tệ (gần 1,2 tỷ đồng) "vì chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật". Cô cho rằng camera từ các hướng khác vẫn có thể ghi lại rõ ràng nơi làm việc của cô; hành vi che ô của cô không ảnh hưởng đến việc thực hiện mục đích quản lý của công ty và không gây bất kỳ tổn hại nào.

Tòa sơ thẩm bác bỏ yêu cầu bồi thường của Wang Xiaoni. Cô tiếp tục kháng cáo.

Theo tài liệu công ty cung cấp, mục đích lắp đặt camera giám sát là để đảm bảo an toàn cho người, tài sản tại nơi làm việc. Khu vực lắp camera là nơi công cộng, có nhiều người làm việc. Vì vậy, tòa cho rằng công ty không có gì sai khi lắp đặt camera trong phòng.

Trong khi đó, Wang Xiaoni cho rằng các bộ phận riêng tư trên cơ thể có thể được ghi lại bằng cách điều chỉnh góc độ. Theo cô, việc lắp camera giám sát là xâm phạm quyền riêng tư và để tránh camera giám sát, Wang phải che ô tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, yêu cầu bồi thường của Wang vẫn không được tòa án chấp nhận. Không hài lòng với phán quyết này, Wang Xiaoni nộp đơn lên Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Đông xin xét xử lại. Sau khi xét xử, tòa vẫn cho rằng việc Wang Xiaoni yêu cầu công ty bồi thường do chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là thiếu cơ sở.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại