Liên minh các nước NATO đưa ra sáng kiến thành lập lực lượng thường trực của NATO ở Biển Đen.
Đề xuất này nhận được sự đồng ý cao của Hoa Kỳ và Romania, họ cho rằng, cần thiết phải xây dựng lực lượng chung để duy trì và răn đe Nga.
Lực lượng này cần phải có sự tham gia của tất cả các thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Liên minh NATO tạo hạm đội Đông minh riêng ở Biển Đen
Lãnh đạo NATO cho rằng, cần thiết phải tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đen và thường xuyên hơn nữa do các mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga. Tuy nhiên, hai thành viên NATO trực tiếp tiếp giáp với Biển Đen là Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ lại không đồng ý thay đổi cơ cấu an ninh hiện nay.
Điều này sẽ khiến kế hoạch của NATO trở nên khó khăn, bởi vì Ankara đang là quốc gia kiểm soát cửa ngõ vào Biển Đen và họ tin tưởng vào Moscow trong việc thực hiện và bảo vệ Công ước Montreux (công ước chỉ cho phép các tàu chiến nước ngoài không tiếp giáp với Biển Đen hoạt động không quá 21 ngày).
Nếu thực hiện theo đề xuất này, các lực lượng Hải quân của các quốc gia thuộc khối NATO sẽ thường xuyên hiện diện tại khu vực này, như vậy sẽ vi phạm Công ước Montreux.
Tuy nhiên, Phó Đô đốc James Foggo của Hải quân Mỹ gần đây cho biết rằng, hiện nay các tàu tuần tra của Mỹ có thể được gia hạn đến bốn tháng.
Việc xây dựng lực lượng thường trực của lực lượng hải quân NATO cùng với sự tham gia của Hải quân Mỹ và các nước khác sẽ mang đến hậu quả tiêu cực, bởi vì Nga chắc chắn sẽ có biện pháp đáp trả và có khả năng thực hiện một cuộc xung đột quân sự.
Trong bối cảnh này, cần nhớ lại mục đích ban đầu của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là đảm bảo sự ổn định ở châu Âu. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn mới và hy vọng thế giới sẽ không đứng trên bờ vực của chiến tranh thế giới thứ III.
Sự lo ngại này của các nước phương Tây là hoàn toàn có cơ sở bởi vì Liên Xô sụp đổ, nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô mất phương hướng và làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.
Tuy nhiên, hiện nay mục đích thành lập của NATO đã thay đổi, thực tế hiện nay họ tăng cường lực lượng tham gia và mở rộng các hoạt động quân sự vượt ra ngoài lãnh thổ của mình.
Ví dụ, Liên minh đã tiến hành các hoạt động ở Kosovo, Afghanistan và Somalia. Họ phá vỡ các thỏa thuận về các mối quan hệ hợp tác đã ký giữa Brussels và Moscow, liên minh tiếp tục mở rộng về phía đông gần biên giới Nga. Ngoài ra, các nước phương Tây đã tham gia vào một loạt các cuộc cách mạng ở Trung Đông với mục đích để thay đổi chế độ.
Chính điều này đã dẫn đến sự hồi sinh và xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố, mà nạn nhân không ai khác chính là châu Âu.
Hiện nay tình hình thế giới đã trở nên nguy hiểm hơn so với các thập niên trước. Đặc trưng của các mối đe dọa hiện đại đó là khủng bố hoặc tội phạm mạng cũng như xung đột lợi ích giữa các quốc gia với nhau.
Sự lãnh đạo của các nước châu Âu hiện nay không thể làm cho thế giới ổn định hơn mà càng làm cho cuộc đối đầu tăng lên, họ sẵn sàng tiếp tục mạo hiểm cuộc sống của người dân vì lợi ích của quan hệ xuyên Đại Tây Dương với Hoa Kỳ.