ác hệ thống phòng không Patriot của Đức tại sân bay Vilnius ngày 7/7. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, 16 đồng minh NATO đã gửi tổng cộng khoảng 1.000 binh sĩ tới Litva để bảo vệ hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra ngày 11-12/7. Bên cạnh đó, nhiều nước cũng đang cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến mà quốc gia vùng Baltic còn thiếu.
Trong một tuyên bố ngày 8/7, Tổng thống Litva Gitanas Nausea cho biết: “Sẽ là vô trách nhiệm hơn nếu bầu trời của chúng ta không được bảo vệ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo của 40 quốc gia đến”.
Các quốc gia Baltic gồm Litva, Estonia và Latvia, từng thuộc Liên Xô nhưng từ năm 2004, các nước này đã gia nhập liên minh NATO và Liên minh châu Âu (EU). Ba nước này đều chi trên 2% GDP kinh tế của họ cho quốc phòng, một tỷ lệ lớn hơn so với hầu hết các đồng minh NATO khác.
Nhưng đối với khu vực có tổng dân số khoảng 6 triệu người, con số hơn 2% là không đủ để duy trì lực lượng quân sự lớn, đầu tư vào máy bay chiến đấu hoặc hệ thống phòng không tiên tiến riêng biệt.
Đức đã triển khai 12 hệ thống phóng tên lửa Patriot, dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình hoặc máy bay chiến đấu.
Trong khi đó, Tây Ban Nha đã triển khai hệ thống phòng không NASAMS, Pháp đang gửi pháo tự hành Caesar. Pháp, Phần Lan và Đan Mạch đều cử các máy bay quân sự đến Litva, còn Vương quốc Anh và Pháp cũng cung cấp khả năng chống máy bay không người lái.
Ba Lan và Đức thì cử lực lượng đặc nhiệm và trực thăng tăng cường. Những quốc gia khác tích cực triển khai các biện pháp để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân tiềm ẩn nào.
Đối với Tổng thống Nauseda, nỗ lực đang diễn ra của liên minh nhằm đảm bảo an toàn hàng không trong cuộc gặp mặt của nhà lãnh đạo đồng nghĩa với việc NATO cần khẩn trương thiết lập hệ thống phòng không thường trực ở các quốc gia vùng Baltic.
"Chúng tôi phòng trước những gì sẽ xảy ra sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc và chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh để tạo ra một lực lượng luân phiên bảo vệ trên không thường trực", nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Tại các ngôi làng bên cạnh biên giới Belarus, người dân địa phương nói với Reuters rằng họ cảm thấy hoàn toàn an toàn.
Tại sân bay Vilnius, 8 bệ phóng tên lửa Patriot do Đức điều hành đang đứng với vòi hướng về phía khu vực Kaliningrad của Nga. Hai bệ phóng khác hướng về phía Belarus. Tất cả các bệ phóng đã được đưa vào vận hành từ sáng 7/7.
"Litva yêu cầu chúng tôi bảo vệ hội nghị thượng đỉnh, và NATO cũng yêu cầu Đức giúp đỡ. Đây là câu trả lời của chúng tôi", Trung tá Steffen Lieb - Chỉ huy đội Patriot triển khai – cho hay.
Trong mùa hè qua, Litva đã triển khai lực lượng bảo vệ biên giới gấp 3 lần tại biên giới Belarus và Nga từ các lực lượng thuộc Latvia và Ba Lan. Hai nước cũng đã cử cảnh sát giúp tuần tra Vilnius.
"Chúng tôi đang chuẩn bị cho kịch bản xảy ra các hành động khiêu khích", chỉ huy biên phòng Rustamas Liubajevas nói. Ông nói thêm ông lo ngại làn sóng người di cư ở biên giới, hoặc sẽ xảy ra hành động vi phạm biên giới, xe quân sự xuất hiện ở biên giới mà không có lời giải thích. Hàng nghìn người di cư Trung Đông đã vượt qua biên giới Belarus vào năm 2021, trong một nỗ lực mà Litva và EU cho rằng do Minsk dàn dựng. Về phía mình, Belarus bác bỏ mọi cáo buộc.
Thị trưởng thành phố Vilnius đã yêu cầu người dân ra ngoại ô thành phố ở nếu không muốn cuộc sống bị gián đoán, do phần lớn trung tâm thành phố Vilnius sẽ bị phong toả cho hội nghị thượng đỉnh.